Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì?

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì?

Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất?

Trái Đất có 5 đới khí hậu bao gồm: 1 đới nóng (nhiệt đới), 2 đới ôn hòa (ôn đới), 2 đới lạnh (hàn đới).

* Đặc điểm của các đới khí hậu:

- Nhiệt đới:

+ Giới hạn: Từ 23°27' Bắc đến 23°27' Nam.

+ Đặc điểm: Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20°C; có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào mùa mưa; sinh vật phong phú, đa dạng.

- Ôn đới:

+ Giới hạn: Từ 23°27' Bắc đến 66°33' Bắc; 23°27' Nam đến 66°33' Nam.

+ Đặc điểm: Nhiệt độ thay đổi theo mùa, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông; lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm; động thực vật thích nghi với sự thay đổi thời tiết theo mùa.

- Hàn đới:

+ Giới hạn: Từ 66°33' Bắc, Nam về hai cực.

+ Đặc điểm: Nhiệt độ thấp quanh năm, mùa đông kéo dài, mùa hè ngắn; lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết; động thực vật khan hiếm, thích nghi với giá lạnh; băng tuyết bao phủ phần lớn thời gian trong năm.

Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục là gì?

Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục như sau:

- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.

- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).

- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí được thực hiện như thế nào?

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục được thực hiện theo Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT như sau:

(1) Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

(2) Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

+ Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

+ Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

(3) Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này.

(5) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

+ Biên bản họp Hội đồng;

+ Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính nhiệt độ trung bình ngày? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí của học sinh THCS thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao nói hà nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa giáo dục của đất nước? Thiết bị dạy học cần thiết đối với môn Lịch sử và Địa lí thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024 có đáp án mới nhất? Yêu cầu về nội dung giáo dục THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Những câu đố vui về địa danh có đáp án lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;