Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Chương trình Xóa mù chữ hiện nay có quy định như thế nào đối với môn tiếng Việt?

Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ có mục tiêu ra sao?

Căn cứ Mục 1 Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ có mục tiêu như sau:

Mục tiêu chung

- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Tiếng Việt giúp học viên bước đầu khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và bước đầu có khả năng hội nhập quốc tế.

- Giúp học viên phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt môn Tiếng Việt giúp học viên phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản.

Mục tiêu cụ thể

- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; có ý thức đối với cội nguồn; có hứng thú học tập, có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Bước đầu hình thành và phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

- Giúp học viên hình thành phương pháp học tập, phương pháp tư duy, cách thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.

Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ?

Theo quy định tại Mục 2 Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như sau:

Môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học viên những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Phần thứ nhất.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ?

Căn cứ quy định tại Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ gồm:

(1) Năng lực ngôn ngữ

- Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Yêu cầu đọc gồm về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với kỳ 1 và kỳ 2, chú trọng yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với kỳ 3, kỳ 4 và kỳ 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

- Từ kỳ 1 đến kỳ 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở kỳ 4 và kỳ 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.

Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học viên liên tưởng, tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học viên.

Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học viên khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học viên nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

(2) Năng lực văn học

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hóa). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Đối với kỳ 1, kỳ 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Đối với kỳ 3, kỳ 4 và kỳ 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh.

Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

Xóa mù chữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp huyện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp xã ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tại Chương trình Xóa mù chữ có mục đích và yêu cầu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ mới nhất được quy định ở đâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;