Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1
1. Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
3. Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
1. Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Như vậy, có 02 mức độ đạt chuẩn công nhận xóa mù chữ cấp tỉnh như sau:
Mức độ 1: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
Mức độ 2: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Thủ tục công nhận tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ thực hiện như thế nào?
Tại Mục 1 Phần B Thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2344/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định thủ tục công nhận tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn xoá mù chữ.
Bước 2: Bộ GDĐT xem xét hồ sơ và kiểm tra đơn vị cấp tỉnh.
Bước 3: Bộ GDĐT ra quyết định công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ đối với tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ thực hiện công nhận tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.
+ Biên bản kiểm tra hoặc xóa mù chữ của tỉnh đối với huyện.
+ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn xóa mù chữ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cách thức thực hiện công nhận tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính.
Thời hạn giải quyết công nhận tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của việc thực hiện chương trình xóa mù chữ hiện nay là gì?
Căn cứ Mục 1 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, chương trình Xóa mù chữ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm:
- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học, các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên, biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững môi trường và xã hội.
Hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội thông qua khả năng nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội, phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
- Giúp học viên hình thành và phát triển năng lực công nghệ và tin học qua các hoạt động: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ; sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?