Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Định hướng về phương pháp giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 5 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về phương pháp giáo dục Chương trình Xóa mù chữ như sau:
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ.
Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học viên và điều kiện cụ thể.
Kết hợp các phương pháp giáo dục dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận, ...).
Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao? (Hình từ Internet)
Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ như sau:
(1) Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.
(2) Phương thức đánh giá
Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá.
Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học viên, việc học viên trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi kỳ học và cuối mỗi giai đoạn do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình xóa mù chữ.
Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết.
Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong 2 đến 4 phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn, v.v...).
Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.
(3) Yêu cầu đánh giá
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những tình huống cụ thể.
Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho học viên.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng.
Đặc biệt coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế đời sống, lao động, sản xuất.
Thông tư 33 hướng dẫn thực hiện Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ Mục 6 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, Chương trình Xóa mù chữ được hướng dẫn thực hiện như sau:
- Các chuyên đề học tập thực hiện ở kỳ 5 của Chương trình. Mỗi môn học của giai đoạn 2 thiết kế từ 3-5 chuyên đề học tập.
Thời lượng mỗi chuyên đề học tập tương đương từ 5-10 tiết học (tùy theo đặc thù môn học). Các chuyên đề trong mỗi môn học có số tiết như nhau.
Học viên bắt buộc chọn 2 chuyên đề/môn học theo nhu cầu. Thời lượng của 2 chuyên đề học tập bắt buộc này nằm trong tổng thời lượng của môn học.
Mỗi chuyên đề học tập quy định tối thiểu 50% thời lượng dành cho học viên tự học.
Các chuyên đề học tập về Khoa học và Công nghệ, quy định thời lượng 10 tiết/chuyên đề, thiết kế tối thiểu mỗi nội dung/chủ đề 04 chuyên đề học tập để học viên lựa chọn.
Đối với Tin học, chỉ thực hiện trên lớp ở những nơi có điều kiện tổ chức được (có máy tính và giáo viên).
Những nơi có điều kiện tổ chức dạy Tin học, yêu cầu dạy đủ thời lượng quy định 40 tiết, đồng thời học viên được lựa chọn 02 chuyên đề học tập bắt buộc trong nội dung/chủ đề Khoa học và Công nghệ.
Những nơi không có điều kiện tổ chức dạy Tin học thì không thực hiện các chuyên đề học tập Tin học, nhưng phải chọn thêm 02 chuyên đề Khoa học và 02 chuyên đề Công nghệ để bù đủ thời lượng 40 tiết của Tin học.
Ngoài ra, học viên vẫn phải lựa chọn thêm 02 chuyên đề bắt buộc trong các chuyên đề còn lại của Khoa học và Công nghệ để đảm bảo đủ thời lượng 200 tiết theo quy định của Môn Khoa học.
- Mỗi môn học có 02 bài kiểm tra, đánh giá định kỳ vào giữa và cuối mỗi kỳ học.
Kết quả đánh giá kỳ 3 là kết quả đánh giá giai đoạn 1; kết quả đánh giá kỳ 5 là kết quả đánh giá giai đoạn 2.
Thời lượng bài kiểm tra, đánh giá định kỳ quy định từ 01-02 tiết tùy môn học.
- Thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình xóa mù chữ vận dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thời gian thực hiện và hoàn thành Chương trình xóa mù chữ ở mỗi kỳ học, giai đoạn quy định theo số tiết học. Mỗi tiết học tương đương 35 phút Tổ chức dạy học xóa mù chữ theo hình thức vừa làm vừa học.
Tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện của người học để tổ chức theo lớp, nhóm hoặc cá nhân; thời gian học có thể liên tục (từ 2 - 5 buổi/tuần và từ 3 - 5 tiết/buổi), có thể gián đoạn.
Học viên hoàn thành giai đoạn 1 được công nhận Đạt chuẩn biết chữ mức độ 1, hoàn thành giai đoạn 2 được công nhận Đạt chuẩn biết chữ mức độ 2
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?