Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam? Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào?

Từ năm 1953 đến 1975, các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam bao gồm những ai?

Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Lịch sử ghi nhận có năm đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam. Dưới đây là tổng quan về các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam và vai trò của họ trong cuộc chiến này:

Tổng thống

Chính sách

Hành động cụ thể

Thời gian

Dwight D. Eisenhower

Thực hiện chiến lược Chiến tranh đơn phương, hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự.

- Gửi cố vấn quân sự huấn luyện quân đội Sài Gòn.

- Biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng.

1953-1961

John F. Kennedy

Thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt, tăng cường sự hiện diện của Mỹ.

- Gửi thêm cố vấn quân sự và hỗ trợ kỹ thuật.

- Phát động chương trình lập 'ấp chiến lược' để cô lập lực lượng cách mạng.

1961-1963

Lyndon B. Johnson

Thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ, đưa quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến.

- Phát động các chiến dịch 'Tìm và diệt'.

- Triển khai ném bom miền Bắc (Chiến dịch Rolling Thunder).

1963-1969

Richard Nixon

Thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, rút quân Mỹ và mở rộng chiến tranh sang Đông Dương.

- Rút dần quân Mỹ, tăng viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

- Phê chuẩn chiến dịch ném bom Lào và Campuchia.

- Chiến dịch Linebacker II nhằm gây sức ép đàm phán.

1969-1974

Gerald Ford

Duy trì viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn cuối.

- Chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

- Không can thiệp quân sự khi quân giải phóng tiến công.

1974-1977

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam? Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào?

Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam? Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào?

Tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất nhà giáo như sau:

- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

+ Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

+ Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

+ Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

+ Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;

+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Hướng dẫn đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu môn Lịch sử?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh:

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết


- Biết cách tìm kiếm thông tin bằng công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khoá tra cứu trên Internet, thư viện điện tử, thư viện truyền thống,...

- Nhận diện tư liệu lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử (chữ viết, hiện vật lịch sử,...).

- Biết cách khai thác tư liệu lịch sử: bước đầu hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Kể được tên các sự kiện, nhân vật lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

- Nêu được, chỉ ra được diễn biến chính của các sự kiện, nhân vật lịch sử ở mức đơn giản, trong tình huống không thay đổi.

- Liệt kê được, ghi lại hoặc kể lại được các mốc chính của một giai đoạn, quá trình lịch sử, nhân vật lịch sử,...

- Phát biểu hoặc nêu được định nghĩa về các thuật ngữ, khái niệm lịch sử cơ bản.

- Xác định được vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử.

- Đặt đúng vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử (trên đường thời gian, bản đồ, biểu đồ lịch sử,...).

- Kết nối được các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử có quan hệ logic hoặc có liên quan với nhau.

Hiểu

- Tái hiện và trình bày được (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử (từ đơn giản đến phức tạp).

- Mô tả được bằng ngôn ngữ của mình những nét cơ bản về sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử, một số nền văn minh trên thế giới và Việt Nam (đời sống vật chất, tinh thần, các thành tựu tiêu biểu,...).

- Sử dụng được bản đồ, lược đồ, biểu đồ để giới thiệu về các sự kiện, hành trình lịch sử, những biến đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

- Lập được đường thời gian (timeline) hoặc xây dựng được sơ đồ tiến trình lịch sử, diễn biến chính của các sự kiện (các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa, trận đánh lớn, các cuộc cách mạng, cải cách,...).

- Giải thích được nguồn gốc, nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại.

- Phân tích được tác động, mối quan hệ qua lại giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

- Lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử (giữa các sự kiện, quá trình lịch sử; giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển xã hội, giữa con người với con người,...).

- Phân tích được nguyên nhân thành công hay thất bại (của các sự kiện, biến cố lịch sử, phong trào cách mạng, chiến tranh, cải cách,...).

- So sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử.

- Phân tích được sự tiếp nối và sự thay đổi của các sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử.

- Biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

Vận dụng

- Xác định được vấn đề cần giải quyết về các sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử.

- Tự tìm hiểu, đặt câu hỏi để khám phá những khía cạnh, bối cảnh, phương diện khác nhau của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

- Xác định được vị trí, vai trò của sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử.

- Đưa ra được đề xuất về phương hướng giải quyết, lí giải vấn đề lịch sử.

- Hoàn thành được các bài tập vận dụng kiến thức trong các tình huống không thay đổi nhằm rèn luyện kĩ năng cơ bản, củng cố kiến thức lịch sử.

- Biết tìm tòi, khám phá thông qua sử liệu, tài liệu hoặc tham quan, dã ngoại để trả lời các câu hỏi khác nhau về một sự kiện, vấn đề, nhân vật lịch sử.

- Rút ra được bài học lịch sử, vận dụng được các kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề trong một tình huống mới. Có khả năng kết nối những vấn đề lịch sử trong quá khứ với cuộc sống hiện tại.

- Hoàn thành được các bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề với sự sáng tạo của người học.

- Lập được kế hoạch học tập cho một buổi học trên thực địa, tham quan bảo tàng, di tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Xây dựng, thuyết trình được báo cáo ngắn trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn sử liệu khác nhau (thông qua kết quả làm việc cá nhân hoặc của nhóm).

- Liên hệ thực tế địa phương, vận dụng được kiến thức đã học về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

- Thiết kế được một kế hoạch hành động hoặc một áp phích vận động mọi người cùng chung tay bảo tồn các di sản lịch sử - văn hoá ở địa phương.

- Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến thắng nào đã buộc Mỹ phải nối lại đàm phán ở Paris? Môn Lịch sử có phải môn thi tốt nghiệp THPT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam? Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là tờ báo nào? Học sinh THPT có được kết nạp vào Đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp đã cho xây dựng ở Điện Biên Phủ bao nhiêu phân khu với bao nhiêu cứ điểm? Yêu cầu chung với học sinh trong nội dung lồng ghép GDQPAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự kiện lịch sử nào năm 1930 chứng tỏ thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến? Yêu cầu cụ thể với học sinh trong nội dung lồng ghép GDQPAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại? Có bao nhiêu chuyên đề học tập trong môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi là chiến dịch nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 56

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;