10:50 | 14/01/2025

Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

Giáo viên mầm non tham khảo top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi mới nhất? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi?

*Mời các thầy cô giáo tham khảo top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi dưới đây nhé!

Mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi số 1:

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Hoạt động: Khám phá xã hội

Chủ đề: Tết và mùa xuân

Đề tài: Bé vui đón Tết

Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi

Thời gian: 30 phút

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ‎ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán-Tết cổ truyền.

- Trẻ biết một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày Tết.

- Trẻ biết các hoạt động, phong tục diễn ra trong ngày Tết.

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền.

- Rèn khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng dán,trang trí.

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu qu‎ý, quan tâm, chúc tết ông bà, bố mẹ...có lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam. Tích cực tham gia vào các hoạt động vui đón Tết.

4.Nội dung tích hợp:

Âm nhạc,MTXQ,Tạo hình

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng của cô

- 3 gian hàng

+ Gian hàng 1: Bán các loại đồ ăn có trong ngày tết như: Bánh chưng, giò, bánh kẹo, nem...

+ Gian hàng 2: bán các loại quả như: Chuối, bưởi, thanh long,quýt, cam,táo...

+ Gian hàng 3: Bán các loại hoa như: Hoa đào,mai, cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền...

- Máy tính,tivi, giáo án điện tử.

- Lọ hoa, đĩa to,đĩa nhỏ.

- Trang phục gọn gàng.

2. Đồ dùng của trẻ

- Các nguyên liệu để gói bánh trưng: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn,lá bánh, lạt.

- Làn đủ cho trẻ, 3 lọ hoa, đĩa nhựa.

- Bàn ghế đủ cho trẻ,trang phục:áo dài,áo cách tân.

III. TIẾN HÀNH

Hoạt Động Của Cô

Hoạt Động Của Trẻ

1. Mở đầu (2 phút)

- Cô và trẻ hát bài “sắp đến Tết rồi”.

- Con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?

- Con biết gì về ngày Tết? (cho trẻ kể)

- Tết đang về với lớp 5 tuổi của chúng mình rồi đấy, hôm nay cô và các con sẽ cùng vui đón tết nhé.

2. Hướng dẫn (26 phút)

a. Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán (7p)

- Ngày Tết Nguyên đán là ngày nào?

- Các con hãy nói cảm nhận của các con về ngày Tết?

+ Không khí trong những ngày tết như thế nào? Có vui vẻ, náo nhiệt không? quang cảnh ngày tết? (thời tiết, cây cối, đường phố đông vui, nhiều hoa, nhiều người đi lại…)

- Mọi người, mọi nhà thường chuẩn bị làm những gì để đónTết ?(Gọi 3, 4 trẻ)

=> Để chuẩn bị đón Tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và đi chợ mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con.

+ Bạn nào được đi chợ sắm Tết?

+ Con đi chợ với ai, con thấy chợ Tết có những gì?

=> chợ Tết có rất nhiều điều thú vị,bây giờ cô và các con cùng đi chợ Tết nhé! Đi chợ phải đi như thế nào? (đi bên phải,xếp hàng,không tranh giành đồ với bạn...)

- Cô giới thiệu chợ quê: đây là gian hàng bán gì? Gian này bán gì? Có rất nhiều hàng,con thích gì thì hãy mua về để chuẩn bị đón tết nhé!

b. một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày tết.(9p)

* Bánh chưng

- Các con đã mua được những gì?

- Bạn nào mua được bánh chưng? Con có nhận xét gì về bánh chưng?

- Để làm được bánh Chưng cần những nguyên liệu gì? Cho trẻ xem video gói bánh chưng.

=> Các con ạ! Bánh chưng thường được làm vào các dịp Tết Nguyên đán. Khi xuân về,Tết đến thì gia đình nào cũng gói bánh chưng để cúng ông bà tổ tiên và mời khách.

- Ngoài bánh chưng, ngày Tết còn có những món ăn gì nữa?

-Cho trẻ mang hết giò,xôi,nem lên.

* Các loài hoa:

Có bạn nào mua được hoa không? Bạn nào mua được hoa đào,hoa mai chúng mình cùng mang lên đây cho cả lớp ngắm nào!

Cô đọc bài thơ “hoa đào hoa mai”. Hoa mai thường có ở miền nào? Miền Bắc có hoa gì?

- Ngoài ra còn có những hoa gì nữa? Cho trẻ mang hết hoa lên cắm.

=> Cứ mỗi độ Tết đến ,Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa lại đua nhau khoe sắc thắm. Khi Tết đến, gia đình nào cũng mua nhiều hoa về để trang trí nhà cửa mong một năm mới bình an, phúc lộc đầy nhà.

* Mâm ngũ quả,mứt tết, bánh kẹo:

- Ngoài bánh chưng con thấy ngày Tết còn có những gì nữa?

+ Và ông bà, bố mẹ thường xếp cái loại quả vào một mâm đặt lên bàn thờ tổ tiên. Và đó là mâm gì?

- Cô mời bạn nào mua được quả gì lên xếp vào mâm ngũ quả nào! Cô thấy các bạn xếp được mâm ngũ quả rất đẹp rồi! Các con nhìn xem trêm mâm ngũ quả có những loại quả gì?

+ Đây là quả gì? Bạn nào vừa mua được nải chuối?

+ Còn quả gì đây? Quả bưởi có màu gì?

+ Còn có những quả gì nữa?

- Các con mua được gì mang hết lên đây!

=> Các con ạ! Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau (hoặc nhiều hơn), và mứt Tết, bánh kẹo thường đặt trên bàn thờ để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,tổ tiên.

Cho trẻ xem tranh bàn thờ ngày Tết

=> Cô con mình vừa đi chợ mua được rất nhiều thứ, bây giờ chúng mình chùng hát 1 bài để chuẩn bị đón Tết nào.

3. Các hoạt động trong ngày tết:(5p)

- Cô và trẻ hát bài “Bé chúc Tết”

- Các con chúc Tết ông bà, bố mẹ như thế nào?

- Rồi chúng mình được nhận gì từ người lớn?

=> Đúng rồi! Tết năm nào cũng vậy,mọi người thường đến thăm nhà nhau, con cháu về thăm ông bà,bố mẹ, và tất cả mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong một năm mới an khang,thịnh vượng, phúc lộc, phát tài.

- Chúng mình còn được tham gia những hoạt động gì trong những ngày Tết nữa? Con hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?

- Cô gợi mở để trẻ kể về những hoạt động trong ngày Tết mà trẻ được tham gia.

Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các hoạt động trong ngày Tết.

d. Bé vui đón tết (5p)

- Bây giờ cô cho các con một trải nghiệm mới về việc gói bánh trưng.

+ Gói bánh chưng cần những gì?

- Cho trẻ đi lấy nguyên liệu để gói bánh trưng

- Cô cháu mình cùng đi luộc

3. Kết thúc: (1 phút)

- Tiếng pháo hoa nổ rồi, Tết đến rồi, nào chúng ta cùng đón Tết nào. Cô và trẻ hát bài “Ngày Tết quê em” và vui đón Tết.

- Trẻ hát




- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời






- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời





-Trẻ lắng nghe




- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời và quan sát










- Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời và quan sát




-Trẻ lắng nghe








- Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời




-Trẻ mang hoa lên cắm

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe



- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời-Trẻ mang những thứ mua được lên cho cô


-Trẻ lắng nghe


-Trẻ xem tranh


-Trẻ hát cùng cô



- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe kể





- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ đi lấy nguyên liệu

- Cô và trẻ mang bánh đi luộc




- Trẻ hát cùng

Mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi số 2

NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

I. Mục tiêu:

+ Kiến thức:

- Trẻ biết ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam và các phong tục tập quán của người Việt nam

- Biết các loại hoa qủa, thức ăn, các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết

+ Kỹ năng:

- Phát triển tư duy ngôn ngữ khả năng chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, đầy đủ câu.

+ Thái độ:

- Trẻ vui vẻ, tích cực tham gia giờ học

- Trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết

II. Chuẩn bị: Máy tính bài giảng điện tử

- Các loại trái cây , dưa hấu , quýt , bưởi ,cam …

- Bột, đất nặn, giấy bao, lá chuối, dây, mứt xốp …

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú

- Cô cùng trẻ hát bài «sắp đến tết rồi»

- Bài hát nới về ngày gì?

- Con biết gì về ngày tết? (trẻ chưa kể được cô gợi ý )

2. Nội dung

Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết cổ truyền

- Tết diễn ra vào mùa nào?

- Để chuẩn bị ngày tết bố mẹ con thường làm những gì?

- Vào ngày cuối cùng của năm buổi tối thường có pháo hoa gọi là gì?

- Ngày đầu tiên của năm mới gọi là ngày mùng mấy tết

- Vào ngày tết con thường đi đâu ?

- Con chúc tết những ai?

- Chúc tết như thế nào? (cô mời vài trẻ tập chúc tết) Con được người lớn mừng tuổi những gì? khi được mừng tuổi thì con nói ra sao?

- Có những món ăn nào trong ngày tết?

- Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết?

- Cô khẳng định: Vào ngày tết mọi người hạnh phúc phấn khởi, sửa sang nhà cửa, làm nhiều bánh trái ngon đón chào 1 năm mới, chúc tết mọi người với mọi điều tốt đẹp.

Hoạt động 2: Củng cố

* TC “Chuyền cờ” .

- Để chuẩn bị cho ngày tết ở nhà các con thường có các món ăn, bánh mứt rất ngon. Cô chuyền cờ, lá cờ đến bạn nào mà vừa hết 1 đoạn bài hát, sẽ phải kể tên 1 món ăn hoặc loại bánh mứt mà con biết.

- Trẻ đứng vòng tròn cô chuyền 2 cờ về 2 phía, cờ đến cháu nào thì cháu ấy nói (cô gợi hỏi thêm)

+ Món ăn này dùng vào lúc nào?

- Cô kết hợp giáo dục dinh dưỡng

* Chuẩn bị đón tết

- Để chuẩn bị đón tết ở lớp mình cùng cô sẽ làm gì nào ?

- Các con về nhóm cùng làm nhé

- Cô bao quát chỉ dẫn các cháu

+Nhóm 1: Trang trí cành hoa mai, đào

+Nhóm 2: Xếp mâm quả

- Kết thúc cô cho trẻ giới thiệu về sp của mình. Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ.

3. Kết thúc: Trẻ hát bài “ Cùng múa hát mừng xuân ”.


- Trẻ hát

- Trả lời

- Trẻ kể



- Mùa xuân

- Trang trí nhà cửa


- Đêm giao thừa


- Ngày mùng 1 tết


- Trẻ kể




- Trẻ kể

- Trẻ nói


- Trẻ nghe





- Cháu kể theo ý thích : Dưa hấu, dưa hành, bánh chưng, bánh tẻ, các loại bánh mứt…


- Trẻ trả lời

- Trẻ kết nhóm và cùng chơi với bạn

- 1 bé đại diện nhóm lên kể về sản phẩm của nhóm mình.


- Trẻ thực hiện

*Lưu ý: Thông tin về top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi chỉ mang tính chất tham khảo./.

Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay như sau:

- Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em.

- Kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.

- Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Nhà nước có những chính sách gì để phát triển giáo dục mầm non?

Căn cứ Điều 27 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhà nước có những chính sách để phát triển giáo dục mầm non như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5+ bài thơ xe chữa cháy sáng tạo? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án vẽ hoa mùa xuân mầm non chi tiết nhất? Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên được biệt phái lên Phòng giáo dục công tác thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Giáo viên mầm non không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của giáo viên mầm non đối với học sinh như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 1281

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;