Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?

Các loại hình Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? Nguyên tắc hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 có quy định trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học.

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những trung tâm nào?

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định về nguyên tắc hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

- Chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và sự quản lý, điều hành của giám đốc hoặc hiệu trưởng nhà trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục quốc phòng và an ninh (viết tắt là GDQPAN) với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng trung tâm vững mạnh toàn diện.

- Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, hình thức phù hợp với từng đối tượng; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

(1) Phối hợp với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học GDQPAN, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (viết tắt là BDKTQPAN).

(2) Ban hành nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm.

(3) Tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho sinh viên, đối tượng BDKTQPAN.

(4) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu về GDQPAN.

(5) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức hội thi, hội thao GDQPAN.

(6) Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng BDKTQPAN và người lao động của trung tâm.

(7) Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đối tượng BDKTQPAN với đơn vị liên kết, và tổ chức liên quan; cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho đối tượng bồi dưỡng tại trung tâm.

(8) Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định về tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

(1) Cơ cấu tổ chức của trung tâm thuộc nhà trường quân đội (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm), gồm:

- Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc;

- Các cơ quan của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động của trung tâm;

- Tổ chức đơn vị quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:

+ Đại đội không quá 120 người, tổ chức thành các trung đội;

+ Trung đội không quá 40 người, tổ chức thành các tiểu đội;

+ Tiểu đội không quá 12 người;

+ Đại đội trưởng do cán bộ, giảng viên, giáo viên trong biên chế của nhà trường kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.

- Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể.

(2) Trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học

- Ban giám đốc

+ Trung tâm thuộc đại học quốc gia gồm giám đốc và các phó giám đốc; giám đốc trung tâm do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học quốc gia quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.

+ Trung tâm thuộc đại học vùng, trường đại học, trường cao đẳng gồm giám đốc và các phó giám đốc; giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.

- Cơ quan

+ Trung tâm có quy mô từ 15.000 sinh viên/năm trở lên: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; các phòng (ban): Đào tạo quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật; Thanh tra, Pháp chế và các khoa chính trị, quân sự.

+ Trung tâm có quy mô dưới 15.000 sinh viên/năm: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; các phòng (ban) Đào tạo; quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật và các khoa chính trị, quân sự.

+ Các cơ quan quy định tại Điểm này do giám đốc trung tâm quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

(3) Tổ chức đơn vị, cán bộ quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN

- Đại đội không quá 120 người, tổ chức thành các trung đội;

- Trung đội không quá 40 người, tổ chức thành các tiểu đội;

- Tiểu đội không quá 12 người;

- Đại đội trưởng là cán bộ, giảng viên trong biên chế của trung tâm kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.

(4) Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò gì trong giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Chạy vũ trang là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra khi nào? Giáo viên giáo dục quốc phòng có phải là công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Khi nào thì sẽ thiết quân luật khẩn cấp? Khi có thiết quân luật thì học sinh có phải nghỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật là gì? Chi tiết 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 26
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;