Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?
Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?
Tham khảo mẫu Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam như sau:
I. Khái niệm Chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam Chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là một chiến lược tổng hợp dùng biện pháp phi vũ trang để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình tác động toàn diện trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Bên cạnh đó, chiến lược này còn phối hợp tác động cả bên ngoài và bên trong, cả tổ chức và cá nhân với tất cả các tầng lớp và mọi thành phần xã hội ở nước ta để gây nên “tự diễn biến” thầm lặng, từ từ dẫn tới “tự chuyển hóa” làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. II. Đặc điểm cơ bản để nhận biết chiến lược diễn biến hòa bình Một số đặc điểm cơ bản để nhận biết chiến lược diễn biến hòa bình so với các chiến lược phản cách mạng khác bao gồm: - Cuộc chiến không sử dụng súng, không mùi thuốc súng vì sử dụng các biện pháp phi vũ trang. - Cuộc chiến chủ yếu sử dụng các công cụ mềm như kinh tế, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa, đe dọa quân sự khi cần thiết; - Tác động từ bên ngoài vào tạo sự chuyển hóa, tự diễn biến, tự suy yếu bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua con người, lực lượng và phương tiện của chính đối phương; - Rủ ngủ gây mất cảnh giác cách mạng của nhân dân lao động, mua chuộc, lôi kéo những người có chức vụ cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước, những văn nghệ sĩ, tri thức có uy tín, những người có tư tưởng dao động, nhận thức lệch lạc hoặc bất mãn với chế độ. - Mang tính toàn cầu, chậm rãi gặm nhấm một cách có trọng tâm, trọng điểm, từng bước làm cho đối phương rối loạn nội bộ từ sụp đổ. Điển hình cho hậu quả gây ra của chiến lược này sự sụp đổ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. III. Thủ đoạn Chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam Các thế lực thù địch sử dụng các thủ đoạn Chiến lược diễn biến hòa bình sau đây: - Tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền; - Tạo ra và kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc; - Lợi dụng những khó khăn, sai sót của Nhà nước hiện hành. Khai thác vấn đề đó để tạo sức ép cho lãnh đạo phải từng bước chuyển hóa, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập. - Bạo loạn lật đổ là hoạt động bạo lực có tổ chức của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động. IV. Biện pháp phòng chống diễn biến hòa bình - Tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại kết hợp với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Đề án bảo đảm quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình"; - Phòng ngừa, vô hiệu hoá âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chủ động phát hiện, tấn công, trấn áp các loại tội phạm. - Hoàn thành quy hoạch tổng thể, điều chỉnh hệ thống công trình phòng thủ trên địa bàn, tập trung trên tuyến biên giới và vùng biển, đảo; xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị. - Xây dựng các chốt dân quân thường trực trên tuyến biên giới; hải đội dân quân thường trực. Tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ theo quy hoạch; hoàn thành đường tuần tra biên giới; phối hợp với Cam-pu-chia thực hiện phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền, tiếp giáp với vùng. - Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của vùng trong tình hình mới. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, xây dựng xã hội trật tự kỷ cương, an toàn, lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại. - Phát huy tối đa vị thế, lợi thế về vị trí địa chính trị trong công tác đối ngoại, để đẩy mạnh và không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong tiểu vùng sông Mê Công, các nước ASEAN; chủ động triển khai, mở rộng các hoạt động giao lưu nhân dân với các nước bạn. V. Liên hệ bản thân Là một nhà giáo, một Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam tôi tự nhận thấy mình cần phải có những hành động trong công tác phòng chống diễn biến hòa bình một cách cương quyết và mạnh mẽ như sau: - Giữ vững tinh thần rèn luyện, học tập không ngừng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa; - Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; - Không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận. Vận động người thân và học sinh chấp hành chủ trường chủ trương đường lối của Đảng, tránh xã các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo làm suy yếu khả năng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình. |
Lưu ý: Nội dung Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo!
Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Căn cứ Điều 19 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 các hành vi bị nghiêm cấm trong Giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Những nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh?
Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
- Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
- Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
- Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.
- Mẫu giấy xin xác nhận là sinh viên đang học tại trường mới nhất?
- Top 5 mẫu văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Học sinh lớp 3 năm 2024 mấy tuổi?
- 03 mẫu bài nghị luận xã hội về lối sống tích cực và cách áp dụng trong cuộc sống lớp 12? Chương trình môn Ngữ văn lớp 12 được xây dựng trên nền tảng lý luận nào?
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?