Áp dụng pháp luật là gì? Các giai đoạn áp dụng pháp luật?

Hiểu như thế nào về khái niệm áp dụng pháp luật? Có bao nhiêu giai đoạn áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là gì? Các giai đoạn áp dụng pháp luật?

Khái niệm áp dụng pháp luật sinh viên có thể được tìm hiểu trong môn học như Lý luận nhà nước và pháp luật. Lý luận nhà nước và pháp luật là một môn học đại cương mà đa số sinh viên sẽ phải học qua. Cùng tìm hiểu về khái niệm áp dụng pháp luật dưới đây:

1. Khái niệm áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện (hoặc các tổ chức được trao quyền) nhằm áp dụng các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

2. Các giai đoạn áp dụng pháp luật

Quá trình áp dụng pháp luật có 4 giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng.

- Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám pháp luật đó.

- Giai đoạn 3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

- Giai doạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.

3. Khi nào cần áp dụng pháp luật

- Cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

- Cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội.

- Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

- Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chấp mà các chủ thê không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp.

- Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.

- Cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích theo quy định của pháp luật.

- Xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ thể nào đó theo quy định của pháp luật.

4. Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước.

- Do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính sáng tạo.

- Hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Ý chí của chủ thể áp dụng pháp luật được thể hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật.

Chương trình môn lý luận nhà nước và pháp luật dành cho sinh viên chuyên ngành hành chính như thế nào?

Căn cứ Quyết định 40/2005/QĐ-BNV chương trình môn lý luận nhà nước và pháp luật dành cho sinh viên chuyên ngành hành chính như sau:

- Số tiết: 60 tiết.

- Phân bổ thời gian:

+ Thời gian lý thuyết: 67%

+ Thảo luận, làm bài tập, kiểm tra: 33%

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Mô tả môn học: Cung cấp kiến thức về các vấn đề: Nguồn gốc, bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước; Kiểu nhà nước; Khái quát về pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; ý thức pháp luật và pháp chế.

- Nhiệm vụ của học viên

+ Dự giờ lý thuyết đầy đủ.

+ Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, bài tập và kiểm tra.

- Tài liệu học tập:

+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

+ Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật Học viện Hành chính Quốc gia. NXB Đại học Quốc gia. H. 2001.

+ Pháp luật đại cương NXB. Đồng Nai 2003 (chủ biên PGS.TS Phạm Hồng Thái).

+ Lý luận chung về nhà nước và pháp luật NXB thành phố Hồ Chí Minh 2001 (PGS.TS. Đinh Văn Mậu và PGS.TS Phạm Hồng Thái).

- Tiêu chuẩn đánh giá học viên:

+ Kiểm tra giữa môn học.

+ Thi hết môn học.

- Thang điểm: Thang điểm 10.

- Mục tiêu: Nhằm trang bị những kiến thức chung cơ bản về nhà nước và pháp luật làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu về tổ chức nhà nước và cơ sở pháp luật của quản lý nhà nước.

Áp dụng pháp luật là gì? Các giai đoạn áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là gì? Các giai đoạn áp dụng pháp luật? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt sau khi học môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Theo Mục 3 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT người học đạt được những chuẩn sau:

Về kiến thức:

- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;

Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;

- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;

- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).

Về thái độ:

Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

Lý luận nhà nước và pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì? Một số môn bắt buộc của sinh viên năm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của nhà nước là gì? Phân loại chức năng của nhà nước? Nội dung giáo dục pháp luật ở cấp đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 1558
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;