5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì?

Để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS thì cần những tiêu chuẩn nào theo quy định mới nhất của pháp luật?

5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:

Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
...

Như vậy, 5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS sẽ gồm:

Tiêu chuẩn (1) Là giáo viên có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;

Tiêu chuẩn (2) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT phải đạt mức tốt;

Tiêu chuẩn (3) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;

Tiêu chuẩn (4) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;

Tiêu chuẩn (5) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 12 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;

- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;

- Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;

- Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.

5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì?

5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện chung để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS như thế nào?

Tại khoản 9 Điều 3 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.

Đồng thời, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 33 Luật Giáo dục 2019 thì trong đó bao gồm trường trung học cơ sở như sau:

Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

Như vậy, để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS thì giáo viên dạy tại trường THCS cần có:

- Phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục;

- Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt;

- Có uy tín trong tập thể nhà trường;

- Có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.

Tiền đề để lựa chọn ra giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT 4 mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm:

(1) Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

(2) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.

(3) Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

(4) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Như vậy, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông sẽ là tiền đề cho việc lựa chọn ra giáo viên cốt cán trong trường THCS.

Giáo viên cốt cán
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
5 tiêu chuẩn để trở thành giáo viên cốt cán trong trường THCS là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 287

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;