5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy?

Nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là gì? 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng có nguồn gốc ý nghĩa như thế nào?

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Nguồn gốc và ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy?

Căn cứ theo Mục 2 Quy định quyền hạn, nhiệm vụ khen thưởng và kỷ luật học sinh trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1118/QĐ năm 1987 học sinh phổ thông trong độ tuổi thiếu niên và nhi đồng phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng như sau:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy là một nội dung quan trọng mà mỗi học sinh đều phải khắc ghi, việc nhở học sinh ghi nhớ và làm theo.

Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng như sau:

Yêu Tổ quốc: Có nghĩa là hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

Yêu đồng bào: Nghĩa là tình yêu thương những người cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày thông qua cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh.

Học tập tốt: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học không chỉ là trách nhiệm mà còn bàn đạp để trẻ nhỏ phát triển trí - đức.

Lao động tốt: Thể hiện qua việc yêu lao động, biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại.

Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết được thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng.

Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi công cộng.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt: Bao gồm cả việc giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi bạn thiếu nhi.

Khiêm tốn: Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ, biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi…

Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học.

Dũng cảm: Là thể hiện người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.

Lưu ý: Nội dung ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng chỉ mang tính chất tham khảo!

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy?

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy? (Hình từ Internet)

Những cơ sở giáo dục nào phải có 5 Điều Bác Hồ dạy trong phòng học?

Tại Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT năm 2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu như sau:

3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa các cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên.
Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để duy trì và đảm bảo hiệu quả các hoạt động ngoại khóa tập thể có tính cộng đồng - xã hội để học sinh, sinh viên được hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và định hướng thẩm mỹ lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
4. Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; ở tất cả các phòng học đều có 5 Điều Bác Hồ dạy ở vị trí trang trọng để nhắc nhở học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo.
Duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có hoặc biên soạn mới phù hợp với độ tuổi của học sinh.

Như vậy, các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông ở tất cả các phòng học đều phải có 5 Điều Bác Hồ dạy ở vị trí trang trọng.

Học sinh trường giáo dưỡng có phải thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy?

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA có quy định như sau:

Những quy định học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành
...
5. Về học văn hóa, lao động, học nghề, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí
a) Thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”;
b) Tích cực, tự giác, chăm chỉ, nghiêm túc tham gia học văn hóa, lao động, học nghề, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí do trường giáo dưỡng tổ chức;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động;
d) Dụng cụ lao động, học nghề khi làm xong phải cất giữ đúng nơi quy định.
6. Về bảo vệ, giữ gìn tài sản
a) Bảo vệ, giữ gìn tài sản của trường giáo dưỡng, của tập thể, của cá nhân và của người khác;
b) Khi hết thời hạn chấp hành quyết định ở trường giáo dưỡng, học sinh phải bàn giao lại cho nhà trường những dụng cụ, tài sản được giao quản lý;
c) Nếu gây thiệt hại về tài sản của trường giáo dưỡng hoặc của người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại của tài sản thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là một trong những nội dung học sinh trường giáo dưỡng phải nghiêm chỉnh chấp hành.

5 điều bác hồ dạy
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 221

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;