Doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế không?
- Doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế không?
- Doanh nghiệp bị kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyền của người nộp thuế như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người nộp thuế có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bị kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp như sau:
- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật Quản lý thuế 2019;
- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp như sau:
- Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
- Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
- Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Ai có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp?
Theo khoản 1 Điều 112 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này;
c) Gia hạn thời hạn kiểm tra;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
2. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.
...
Từ quy định trên, có thể thấy cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp là thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
- Trường hợp nào không phải khai nộp thuế GTGT năm 2024?
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai cuối năm 2024 thế nào? Thuế sử dụng đất có thuộc các khoản thu ngân sách từ đất đai?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025? Có được nộp tờ khai thuế GTGT vào Mùng 6 Tết không?
- Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất được hướng dẫn bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS như thế nào?
- Từ 25/12/2024, tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chịu thuế TNCN không?
- Hướng dẫn điền Mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Tổng hợp 4 lần được giảm thuế giá trị gia tăng VAT xuống 8 phần trăm?
- Từ ngày 1/1/2025, đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu phí sử dụng đường bộ ra sao?
- Người nộp thuế TNCN có được giảm trừ gia cảnh khi con đang học thạc sĩ không?