Cơ quan thuế hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thế nào?
Cơ quan thuế hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thế nào?
Xem toàn bộ nội dung Công văn 4962/CTTBI-TTHT năm 2024 tại đây.
Tại Mục 1 Công văn 4962/CTTBI-TTHT năm 2024 hướng dẫn các quy định của pháp luật thuế về tiền chậm nộp; Gia hạn nộp thuế; Miễn thuế, giảm thuế; Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN; khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến thiệt hại do gặp thiên tai cụ thể như sau:
Tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trường hợp bất khả kháng do người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
(1) Quy định về chậm nộp tiền thuế.
Tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng do gặp bão lũ (thiên tai).
(2) Quy định về gia hạn nộp thuế.
Tại khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc gia hạn nộp thuế do bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp bão lũ như sau:
- Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp bão lũ.
- Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế trên được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
- Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp trên.
(3) Quy định về miễn thuế, giảm thuế
Tại khoản 1 Điều 79 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
- Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
Về thuế Tiêu thụ đặc biệt:
Tại Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định:
- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
- Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
Về Thuế Tài nguyên:
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định:
Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Về thuế Thu nhập cá nhân:
Tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Tại khoản 9 Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định:
Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
Tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định:
Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:
Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
(4) Về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định:
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:
- Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
(5) Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.
Cơ quan thuế hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thế nào? (Hình từ Internet)
Luật Quản lý thuế quy định về việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thế nào?
Căn cứ tại Điều 46 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, khi người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Đồng thời, người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn.
Lưu ý: Thời hạn gia hạn không quá 30 ngày đối với nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý kể từ ngày hết hạn phải nộp hồ sơ khai thuế
Không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp chậm nộp tiền thuế do ảnh hưởng thiên tai?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.
Đồng thời dẫn chiếu đến khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp mà bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ được miễn tiền chậm nộp.
- Chính thức điều chỉnh tăng lương hưu mới từ ngày 01/07/2025? Tăng lương hưu có ảnh hưởng mức đóng thuế TNCN không?
- Kiểm tra viên trung cấp thuế là ai? Thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Kiểm tra viên chính thuế là ai?
- Trung tâm tin học có chịu thuế GTGT không?
- Thuế GTGT đối với dịch vụ điều trị nội nha là bao nhiêu?
- Máy thu hoạch lúa ngô có phải chịu thuế GTGT không?
- Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?