Việc sử dụng dấu giáp lai và dấu treo trên các văn bản của cơ quan, tổ chức khá phổ biến trên thực tế nhằm đảm bảo tính chính thống của văn bản. Tuy nhiên, việc đóng dấu giáp lai, dấu treo như thế nào là đúng chuẩn?
- 03 hình thức bản sao được công nhận theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
- Tổng hợp các trường hợp bắt buộc phải viết hoa theo quy định mới nhất 2020
- Tổng hợp điểm mới quan trọng áp dụng từ 05/3/2020 tại Nghị định 30
- Chỉ sử dụng khổ giấy A4 cho tất cả các loại văn bản từ 05/3/2020
Về quy cách đóng dấu giáp lai và dấu treo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Đóng dấu giáp lai
Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
Cách đóng dấu giáp lai (Ảnh minh hoạ)
Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Đóng dấu treo
Dấu treo là con dấu cơ quan, tổ chức dùng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản hành chính.
Cách đóng dấu treo (Ảnh minh hoạ)
Trên thực tế, các cơ quan thường đóng dấu treo trên một số văn bản nội bộ mang tính thông báo hoặc phổ biến nhất là trên góc trái của hóa đơn tài chính.
Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy cũng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện các công tác văn thư cần lưu ý về quy định này để trình bày văn bản hành chính hoặc văn bản của cơ quan nhà nước đúng thể thức và quy cách theo quy định của pháp luật.
Thuỳ Trâm
- Từ khóa:
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP