Xin hỏi việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia được hướng dẫn như thế nào? - Gia Bảo (Phú Thọ)
Ngày 22/6/2023, Bộ GTVT ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (có hiệu lực thi hành từ 01/09/2023).
Theo đó, quy định về nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và hướng dẫn áp dụng như sau:
(1) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa.
(2) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
(3) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
- Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
- Bảng các hao phí định mức gồm:
+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng. Cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp.
Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (Hình từ internet)
- Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
- Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi-về).
- Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
- Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
- Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT.
- Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Mai Thanh Lợi
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |