Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào?

Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào?
Nguyen Thi Diem My

Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Cán bộ, công chức cấp xã được hưởng những chế độ gì? – Vân Anh (Hòa Bình)

Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào?

Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? (Hình từ internet)

1. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào?

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Văn phòng – thống kê;

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

+ Tài chính – kế toán;

+ Tư pháp – hộ tịch;

+ Văn hóa – xã hội.

(Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP)

2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

+ Loại 1: tối đa 23 người;

+ Loại 2: tối đa 21 người;

+ Loại 3: tối đa 19 người.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định trên, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức trên giảm 01 người.

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP.

(Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP)

3. Một số chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã

(1) Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

- Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định 190/2007/NĐ-CP đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

(Điều 11 Nghị định 92/2009/NĐ-CP)

(2) Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

- Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

- Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau:

+ Được cấp tài liệu học tập;

+ Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;

+ Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.

(Điều 12 Nghị định 92/2009/NĐ-CP)

1935 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;