Tôi muốn hỏi để áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 thì cần đáp ứng các điều kiện gì? - Quang Hiếu (Đà Nẵng)
Điều kiện áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Đối tượng áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007
Theo Điều 2 Thông tư 179/2013/TT-BTC, các đối tượng áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01/7/2007.
- Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01/7/2007 (bao gồm tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Nghị định 187/2004/NĐ-CP.
-. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 80/2005/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.
2. Điều kiện áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007
Cụ thể tại Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC, điều kiện áp dụng xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 như sau:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân nêu tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 179/2013/TT-BTC đáp ứng điều kiện: gặp khó khăn, không thanh toán được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước đã giải thể nêu tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 179/2013/TT-BTC thì phải đảm bảo các điều kiện sau
+ Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập.
+ Đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nêu tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 179/2013/TT-BTC thì phải đảm bảo các điều kiện
+ Thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Nghị định 187/2004/NĐ-CP.
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
+ Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức giao, bán nêu tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 179/2013/TT-BTC thì phải đảm bảo các điều kiện
+ Thực hiện giao, bán theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 80/2005/NĐ-CP.
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
- Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán
3. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế không có khả thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007
- Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 (năm) tỷ đồng đến dưới 10 (mười) tỷ đồng.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 (năm) tỷ đồng.
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xóa nợ đối với hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa; hồ sơ đề nghị xóa nợ vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với hồ sơ chỉ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt căn cứ vào tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
(Điều 4 Thông tư 179/2013/TT-BTC)
Thanh Rin
- Key word:
- xóa nợ tiền thuế
- nợ tiền thuế