Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH có ý kiến về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động.
- Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động?
- Hướng dẫn phương thức hỗ trợ tìm việc làm cho NLĐ nghèo
NLĐ mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động như sau:
- Mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu:
Cụ thể, trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm nguyên tắc “trung thực” theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động đây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu do người lao động mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động:
Theo Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 thì thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân.
- Việc xử lý hợp đồng vô hiệu do người lao động mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động:
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động và Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Diễm My