Đã có Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023

Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện ngày 09/11/2022.

Đã có Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022

Đã có Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023 (Hình từ Internet)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện ngày 09/11/2022.

Theo đó, Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có một số điểm mới như sau:

1. Bổ sung trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch 

Theo đó, trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch như sau:

- Trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện bao gồm sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế. - Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép từng trường hợp cụ thể được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Tần số vô tuyến điện 2009 kèm theo điều kiện sử dụng.

2. Sửa đổi phương thức cấp giấy phép trực tiếp áp dụng đối với băng tần, kênh tần số 

Cụ thể, phương thức cấp giấy phép trực tiếp áp dụng đối với băng tần, kênh tần số như sau:

- Băng tần, kênh tần số không thuộc băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 Điều này; 

- Băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 khi sử dụng cho mục đích thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Tần số vô tuyến điện 2009;

- Băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 Điều này khi cấp trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật với thời hạn giấy phép không quá 03 năm hoặc khi cấp lại theo quy định tại Điều 20a Luật Tần số vô tuyến điện 2009;

- Trường hợp đặc biệt, băng tần quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 03 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để:

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; 

Xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép. 

Trước khi giấy phép hết thời hạn 03 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép.  

Trước đó, tại Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về phương thức cấp giấy phép trực tiếp áp dụng đối với băng tần, kênh tần số như sau:

Phương thức cấp giấy phép trực tiếp được áp dụng đối với tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ công ích của Nhà nước hoặc không có giá trị thương mại cao hoặc nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng phân bổ tần số vô tuyến điện được xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện, theo nguyên tắc tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước.

3. Bổ sung điều kiện  tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và cam kết triển khai mạng viễn thông 

- Điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm:

+ Có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 19 Luật Tần số vô tuyến điện 2009;

+ Có đủ điều kiện được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông sử dụng băng tần, kênh tần số tương ứng với băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển theo quy định của pháp luật về viễn thông;

+ Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về viễn thông, tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật; 

+ Có cam kết triển khai mạng viễn thông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009.

- Cam kết triển khai mạng viễn thông bao gồm các nội dung sau đây: 

+ Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới hoặc số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai; 

+ Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc theo khu vực địa lý; 

+ Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông tính từ thời điểm cấp phép; 

+ Chất lượng dịch vụ viễn thông; 

+ Chuyển vùng dịch vụ viễn thông. 

* Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định số lượng nội dung cam kết, yêu cầu cụ thể của từng nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông đối với từng băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển hoặc cấp lại. 

* Tổ chức vi phạm nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009 bị đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần đã được cấp mà không được hoàn trả phí, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với phần tần số vô tuyến điện bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.

* Chính phủ quy định chi tiết Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009.

Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023, trong đó quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/ 2024. 

Quốc Đạt

1039 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;