Bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành

Bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành
Tran Thanh Rin

Tôi muốn biết chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật nào do Bộ Y tế ban hành sẽ bị bãi bỏ toàn bộ từ ngày 01/01/2024? – Hữu Phước (Bình Thuận)

Bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành

Bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 14/11/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2023/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành

Cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành sẽ bị bãi bỏ toàn bộ gồm:

(1) Chỉ thị 06/2008/CT-BYT ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế.

(2) Quyết định 379/2002/QĐ-BYT ngày 08/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế về thống kê y tế.

(3) Thông tư 29/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

(4) Thông tư 19/2015/TT-BYT ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

(5) Thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Ngoài ra bãi bỏ toàn bộ các văn bản nêu trên, Bộ Y tế còn bãi bỏ một phần 05 văn bản quy phạm pháp luật khác như sau:

- Điều 8, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Thông tư 17/2001/TT-BYT ngày 01/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.

- Khoản 5 Mục II, Mục III, Mục IV và Mục V Thông tư 10/2003/TT-BYT ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn các Công ty nước ngoài đăng ký hoạt động về vắc xin, sinh phẩm y tế với Việt Nam.

- Nội dung liên quan đến nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán in vitro tại Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/ 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

- Khoản 4 Điều 1 Thông tư 47/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2001/TT-BYT ngày 01/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và Thông tư 10/2003/TT-BYT ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn các Công ty nước ngoài đăng ký hoạt động về vắc xin, sinh phẩm y tế với Việt Nam.

- Điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là Lương y.

Thông tư 20/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Cụ thể tại Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

(1) Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

(2) Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.

(3) Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:

- Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

- Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt

972 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;