Phạt đến 1 triệu đồng doanh nghiệp không cho nghỉ ngày "đèn đỏ"

Hàng tháng, cứ đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ luôn trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, nhiều khi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng công việc. Nhằm thể hiện sự quan tâm cũng như hỗ trợ đối với lao động nữ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về thời gian nghỉ ngơi cho lao động nữ trong thời gian hành kinh (hay còn gọi là ngày “đèn đỏ”)

Theo Nghị định, trong thời gian hành kinh, chị em được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu 03 ngày trong một tháng và vẫn hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động. Tùy theo điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về thời gian nghỉ cụ thể.

Thế nhưng có quy định nhưng việc thực hiện nó lại không khả quan và hầu như các doanh nghiệp hay công ty đều phớt lờ chế độ “đãi ngộ” này đối với lao động nữ.

Về phía người sử dụng lao động, việc quy định thời gian nghỉ này có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đặc biệt là các công ty sản xuất theo dây chuyền có sử dụng nhiều lao động nữ. Nếu như tháng nào cũng người nghỉ 30 phút trong 3 ngày sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất làm năng suất lao động giảm, không đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm ảnh, hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía người lao động, thêm nỗi lo khi xin phép người sử dụng lao động, đặc biệt là quản lý nam, lao động nữ thường rất e ngại khi nêu ra lý do nghỉ việc, không phải đơn giản là “em tới tháng rồi, anh cho em nghỉ nhé!”. Hơn nữa, vấn đề xác thực nghỉ trong ngày đèn đỏ khó thực hiện, lao động nữ phải làm thế nào để chứng minh mình đang đến chu kỳ để được nghỉ, không thể nào đến cơ sở khám bệnh để xin giấy xác nhận làm bằng chứng chứng minh và chính người sử dụng lao động lại khó có cách để xác minh, chủ yếu là do sự tin tưởng lẫn nhau.

Cũng có một số đề xuất đưa ra để thực hiện quy định trên ví dụ như có bộ phận chấm công là nữ để theo dõi tình hình sức khỏe của chị em, phải biết cách tự tổ chức, linh động điều chỉnh cơ cấu làm việc.

Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp mà linh động trong cách thực hiện. Nếu không áp dụng quy định cho lao động nữ nghỉ ngơi, doanh nghiệp có thể tính theo lương thời gian. Quy đổi trong thời gian nghỉ ngơi 30 phút, lao động làm được bao nhiêu sản phẩm rồi quy ra tiền trả vào lương cho họ.

Trên thực tế, các nhà sử dụng lao động biết rõ quy định như vậy nhưng không cho lao động nữ nghỉ theo chế độ đó. Vậy, pháp luật xử lý vi phạm trên như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

Với những nội dung trên, hy vọng có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng cho lao động nữ, đồng thời người sử dụng lao đông cũng nên nắm bắt quy định này để thực hiện tốt chính sách dành cho lao động nữ.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2258 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;