Theo đó Thông tư 30 quy định các dụng cụ làm sạch gồm:
- Bàn chải (lông, tre, đồng) để chải cho sạch đất, cát, bụi...;
- Giần, sàng, nong, nia, rổ, rá để loại tạp bẩn, phân loại và chọn lựa dược liệu được đồng nhất, tinh khiết hơn;
- Dụng cụ để chà - xát tách vỏ;
- Quạt thông gió và hút bụi.
Bên cạnh đó Thông tư 30 còn quy định về dụng cụ rửa, ủ gồm:
- Chậu, thùng, bể;
- Máy rửa dược liệu: áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, nhiều kẽ bẩn, khó làm sạch, thường là các dược liệu có bộ phận dùng là thân rễ, củ, vỏ, quả...
- Lưu ý có thể dùng loại có cấu tạo hình ống, thiết diện mặt sàng và được phun bởi các chùm tia nước mạnh hoặc loại thùng rửa cấu tạo 2 lớp với nguồn nước sạch được cấp trực tiếp, có thể hoạt động tĩnh hoặc lắp động cơ tạo độ rung nhẹ, có thể quay nghiêng thuận tiện khi cho dược liệu vào và lấy ra. Các loại máy này có để rửa các dược liệu có cấu tạo mỏng manh.
Xem chi tiết Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/8/2017.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn