Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?

Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Tấn Đại

Bài viết sau có nội dung về các trường hợp nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh được quy định trong Nghị định 12/2025/NĐ-CP.

Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?

Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ngày 20/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?

Theo đó, nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP bao gồm:

- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

- Tháo đỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.

- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.

- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường thủy nội địa hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).

Lưu ý:

- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.

Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.

- Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định tại Nghị định 12/2025/NĐ-CP được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

- Việc kế toán, quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 12/2025/NĐ-CP thì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:

- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:

+ Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

+ Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;