Ngày 16/06/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật này quy định cụ thể nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
09 nguyên tắc cần biết khi tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Ảnh minh họa)
Theo đó, Điểu 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định 09 nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án mà các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) và Hòa giả viên phải tuân theo, cụ thể:
Các bên phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên, không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định
Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc
Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Chi tiết xem tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, có hiệu lực ngày 01/01/2021.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |