Rà soát việc cấp Căn cước công dân gắn chip đợt 3 cho học sinh sinh năm 2005 và 2008 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Rà soát việc cấp Căn cước công dân gắn chip đợt 3 cho học sinh sinh năm 2005 và 2008 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Công văn 3686/SGDĐT-CTTT năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
- Thứ nhất: Tổ chức phổ biến rộng rãi về các quy định pháp luật, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp Căn cước công dân gắn chip (CCCD) cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh - sinh viên. Đặc biệt cần rà soát việc cấp CCCD đối với học sinh có năm sinh 2005 và 2008 phục vụ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi Trung học phổ thông năm 2023.
- Thứ hai: Tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh - sinh viên về lợi ích của việc cấp CCCD bằng nhiều hình thức phù hợp tại đơn vị. Nội dung: “Theo quy định tại điều 38 Luật cư trú năm 2020, từ ngày 01/01/2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng, do đó mỗi người dân trong độ tuổi nhưng chưa được cấp CCCD khẩn trương liên hệ công an tại địa phương nơi cư trú để được cấp CCCD”.
- Thứ ba: Tài liệu tuyên truyền về cao điểm cấp CCCD tại đơn vị (Tài liệu tuyên truyền đính kèm).
Rà soát việc cấp Căn cước công dân gắn chip đợt 3 cho học sinh sinh năm 2005 và 2008 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Cấp căn cước công dân gắn chip điện tử là sự thay đổi mang tính tất yếu?
Căn cứ tiểu mục 1 Tài liệu Đính kèm Công văn 3686/SGDĐT-CTTT năm 2022, nội dung như sau:
Sự thay đổi mang tính tất yếu
- Thứ nhất:
+ Thực hiện Quyết định số 1368/QĐ-TTg ngày 03/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử thay cho thẻ mã vạch như hiện nay, nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất;
+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện những thủ tục và các giao dịch dân sự; Hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và phù hợp với xu thế nhiều nước trên thế giới.
- Thứ hai:
+ Thực hiện chức năng đảm bảo giữ vững ANCT, TTATXH, quản lý nhà nước, phục vụ tốt việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
+ Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã chủ động xây dựng dự án Luật Cư trú (sửa đổi); dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD, trong đó đổi mới quản lý cư trú từ phương thức thủ công bằng số giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin: Quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp CCCD có gắn chip điện tử thay cho thẻ mã vạch như hiện nay, theo đó Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương trên cả nước đồng loạt cấp thẻ CCCD có gắn chip điện tử cho công dân, việc cấp thẻ CCCD có gắn chip điện tử đã được sự đón nhận và đồng tình ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội.
Thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử có những đặc tính ưu việt nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Tài liệu Đính kèm Công văn 3686/SGDĐT-CTTT năm 2022, Thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử có những đặc tính ưu việt sau đây:
- Thẻ Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm hơn so với thẻ căn cước công dân dùng mã vạch như có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, dữ liệu tiêm chủng, dữ liệu giấy phép lái xe, dữ liệu hưởng chế độ, chính sách xã hội... có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi trong các dịch vụ công cộng và tư nhân.
- Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ những thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ sử dụng thẻ căn cước công dân thực hiện các giao dịch. Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính. Chíp gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân, việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Xem chi tiết nội dung tại: Công văn 3686/SGDĐT-CTTT năm 2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;