Bình chứa khí chữa cháy phải xả khí không quá 10s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60s với khí không hoá lỏng theo TCVN 12314-2:2022?

Cho hỏi tiêu chuẩn Việt Nam về bình khí chữa cháy được quy định như thế nào? Thời gian khí chữa cháy xả khí phải bao nhiêu mới đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam, mong được hỗ trợ giải đáp, tôi cảm ơn!

Yêu cầu chung đối với bình khí chữa cháy như thế nào?

Theo Mục 4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định:

"4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Bình khí khi thử nghiệm theo Phụ lục B phải đáp ứng các yêu cầu sau:
4.1.1.1 Phải giải phóng chất khí chữa cháy một cách hiệu quả ngay sau khi thiết bị chữa cháy được kích hoạt. Thời gian xả khí không quá 10 s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60 s với khí chữa cháy không hoá lỏng.
4.1.1.2 Hiệu suất phun xả của chất khí chữa cháy phải đạt tối thiểu 95% lượng khí chứa trong bình.
4.1.1.3 Các cốc n-heptan thử nghiệm phải được dập tắt trong vòng 30 s sau khi kết thúc phun xả chất khí chữa cháy. Xác định diện tích bảo vệ tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo phụ lục B.
4.1.2 Bình khí phải đảm bảo khả năng hoạt động tự động theo phép thử tại Phụ lục C, cụ thể như sau:
4.1.2.1 Bình khí chữa cháy tự động được lắp đặt trong mô hình thử nghiệm phải kích hoạt xả khí trong vòng 90 s sau khi đốt lửa. Xác định chiều cao lắp đặt tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo Phụ lục C.
4.1.2.2 Bình khí, cụm van đầu bình không bị biến dạng hoặc hư hỏng. Chất khí chữa cháy không bị rò rỉ trước khi bộ cảm biến nhiệt hoạt động.
4.1.2.3 Van an toàn không bị kích hoạt.
4.1.3 Lượng khí chữa cháy sử dụng phải đảm bảo nồng độ chữa cháy, đồng thời không vượt quá nồng độ có thể gây nguy hiểm cho người được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161 (ISO 14520).
4.1.4 Trường hợp có nhiều bình kết nối với nhau thì phải đảm bảo yêu cầu về thời gian xả khí và hiệu suất phun xả theo quy định tại 4.1.1.
Ghi chú: Các bình khí có cùng quy cách có thể kết nối với nhau để đảm bảo hiệu quả chữa cháy cho một khu vực bảo vệ.
4.1.5 Bình chứa khí hoặc cụm van phải được trang bị van xả áp an toàn. Van an toàn phải làm việc tại mức áp suất 1,1 đến 1,3 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q).
CHÚ THÍCH: Q - áp suất làm việc lớn nhất của bình khí, là áp suất của bình khí tại nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến, được xác định theo đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với các loại khí chữa cháy (được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161)."
4.2 Bình chứa khí
Bình chứa khí phải đảm bảo yêu cầu theo quy định tại 6.1 và 6.2 tiêu chuẩn này.
Bình chứa khí phải được trang bị đồng hồ chỉ thị áp suất khí nạp trong bình.
Bình chứa khí định kỳ 05 năm/lần phải được kiểm tra, thử nghiệm lại theo quy định tại 6.1 và 6.2 tiêu chuẩn này.
4.3 Chất khí chữa cháy
4.3.1 Đặc tính kỹ thuật của chất khí chữa cháy
Khí chữa cháy phải tuân theo các quy định nêu trong các phần tương ứng của TCVN 7161.
4.3.2 Lượng khí chữa cháy
Lượng chất khí chữa cháy sử dụng cho khu vực chữa cháy phải được tính toán theo nồng độ quy định cho các loại đám cháy khác nhau theo quy định tại các phần tương ứng của TCVN 7161.
Khối lượng của bình chứa chất khí chữa cháy (bao gồm cả chất khí chữa cháy và khí nén) phải nằm trong khoảng -2% đến 5% khối lượng công bố trên nhãn.
4.3.3 Mật độ nạp
Mật độ nạp của bình chứa không được vượt quá các giá trị theo quy định các phần tương ứng TCVN 7161.
4.4 Cụm van
Cụm van không bị rò rỉ hoặc bị bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm theo 6.3.1 và 6.3.2 của tiêu chuẩn này.
4.5 Bộ phận cảm biến nhiệt
4.5.1 Bộ phận cảm biến nhiệt có các dạng: Sử dụng phần tử dễ chảy (fusible element sprinkler) hoặc phần tử dạng bầu thủy tinh (glass bulb). Bộ phận cảm biến nhiệt và cụm van có thể dạng liền khối hoặc lắp ghép nhưng phải bảo đảm chắc chắn và không rò rỉ tại vị trí lắp ghép."

Như vậy, tiêu chuẩn Việt Nam đối với bình chứa khí chữa cháy phải xả khí không quá 10s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60s với khí không hoá lỏng

Tiêu chuẩn Việt Nam: Bình chứa khí chữa cháy phải xả khí không quá 10s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60s với khí không hoá lỏng?

Bình chứa khí chữa cháy phải xả khí không quá 10s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60s với khí không hoá lỏng theo TCVN 12314-2:2022?

Tiêu chuẩn Việt Nam về nhiệt độ làm việc của Bình khí chữa cháy như thế nào?

Theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định:

- Nhiệt độ làm việc:

Bộ phận cảm biến nhiệt phải làm việc trong phạm vi nhiệt độ t = I ± (0,035I+ 0,62)°C

trong đó I là nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến nhiệt.

Nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến phải phù hợp với Bảng 1

Bảng 1 - Nhiệt độ làm việc danh nghĩa

Bộ phận cảm biến nhiệt dạng bầu thủy tinh


Nhiệt độ làm việc danh nghĩa,

I °C

Mã màu chất lỏng

57

Da cam (orange)

68

Đỏ (red)

79

Vàng (yellow)

93

Xanh lá cây (green)

107

Xanh lá cây (green)

121

Xanh da trời (blue)

141

Xanh da trời (blue)

163

Hoa cà (mauve)

182

Hoa cà (mauve)

204

Đen (black)

227

Đen (black)

260

Đen (black)

343

Đen (black)

Bộ phận cảm biến nhiệt dạng phần tử dễ chảy


Phạm vi nhiệt độ làm việc danh nghĩa,

I°C

Mã màu thanh giữ

57 đến 77

Không màu (uncoloured)

80 đến 107

Trắng (white)

121 đến 149

Xanh da trời (blue)

163 đến 191

Đỏ (red)

204 đến 246

Xanh lá cây (green)

260 đến 302

Da cam (orange)

320 đến 343

Da cam (orange)


- Bộ phận cảm biến nhiệt phải có nhiệt độ làm việc đảm bảo các yêu cầu khi thử theo 6.4 của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn Việt Nam về đồng hồ áp suất đối với bình khí chữa cháy như thế nào?

Theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định:

"4.6 Đồng hồ áp suất
Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được gắn đồng hồ chỉ thị áp suất để hiển thị áp suất khí nạp trong bình.
Áp suất làm việc lớn nhất của đồng hồ phải trong dải từ 1,5 đến 2,5 lần áp suất danh nghĩa của bình khí."

Trên đây là một số yêu cầu chung đối với bình khí chữa cháy năm 2022 theo TCVN 12314-2:2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

29 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}