Trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất? Học sinh lớp 6 được lên lớp khi nào?
Trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất?
*Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất dưới đây:
Trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất?
I. Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)
Em hãy chọn đáp án đúng với mỗi câu trả lời dưới đây:
Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là:
A. Là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
B. Là của cải vật chất được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Là những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác.
D. Là những bài học được truyền từ đời này sang đời khác.
Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 3: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.
B. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và có động lực vươn lên để thành công;
C. Có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Giúp chúng ta có động lực vượt qua khó khăn, thử thách có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội
Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tự hào và giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ?
A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
B. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.
C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ
D. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.
Câu 5: Biểu hiện yêu thương con người?
A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.
B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
C. Giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình
D. Có nghị lực vượt qua khó khăn
Câu 6: Ý nghĩa của tình yêu thương con người?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người chê bai
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 7: Yêu thương con người là:
A. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
B. quan tâm, giúp đỡ họ có được nhiều tiền bạc..
C. giúp đỡ mọi người thường xuyên.
D. giúp đỡ những người thân thiết.
Câu 8: biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người:
A. Chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.
B. Giúp đỡ bạn nghèo trong lớp, trong trường.
C. Quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt.
D. Thờ ơ, không quan tâm tới những người bạn nghèo đang gặp khó khăn.
Câu 9: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là:
A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
B. Không học bài cũ.
C. Bỏ học chơi game.
D. Không giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà
Câu 10: Kiên trì là:
A. Bơ dở công việc
B. Thường xuyên làm việc.
C. Quyết tâm làm đến cùng.
D. Tự giác làm việc.
Câu 11: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
A. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống, được mọi người tin tưởng và yêu quý.
B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn
C. Được mọi người kính trọng
D. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu 12: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?
A. Chăm chỉ và tự giác học tập.
B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.
D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm): Thầy tặng Nam tập vở mong bạn khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục đến lớp học tập. Theo em đây có phải là việc làm thể hiện tình yêu thương con người không? Vì sao?
Câu 2 (1.5 đ): Gia đình Lan có truyền thống làm nghề mây tre đan. Ngoài giờ học Lan rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình, chăm sóc ông bà khi ốm đau để bố mẹ chuyên tâm làm việc....
Theo em những việc làm của Lan có giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ không? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ.
Câu 3: (4,0 điểm): An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh.”
a. Nhận xét việc làm của bạn An? Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
b. Em hãy xác định những việc em có thể làm để rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Phần I. Trắc nghiệm khách quan( 3.0 đ) Đúng mỗi câu được 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | C | A | D | B | A | A | D | A | C | A | A |
Phần II: Tự luận 7.0 đ
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 1.5 đ | - Đây là việc làm thể hiện tình yêu thương con người - Vì: thầy giáo đã quan tâm, giúp đỡ và tặng vở cho Nam giúp bạn khắc phục hoàn cảnh khó khăn | 0,5 đ 1,0đ |
Câu 2 1.5 đ | - Việc làm của Lan đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ. - Ý nghĩa: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam | 0,5 đ 1.0 đ |
Câu 3 4.0 đ | - An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó. - Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn cứ phụ thuộc vào sách giải thì sẽ không hiểu được kiến thức, sẽ bị lệ thuộc và như vậy kết quả học tập sẽ không cao | 2.0 |
- HS xác định những việc cần làm để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì | 2.0 |
*Lưu ý: thông tin về trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.
Trọn bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 mới nhất? Học sinh lớp 6 được lên lớp khi nào? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 6 được lên lớp khi nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Như vậy, học sinh lớp 6 được lên lớp khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
Học sinh lớp 6 đạt học sinh giỏi cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định khen thưởng:
Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Theo quy định này, học sinh lớp 6 được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt.
- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?