Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8? Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?

Học sinh lớp 8 tham khảo top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội? Nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì học sinh lớp 8 không được lên lớp?

Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8?

Những hoạt động xã hội không chỉ mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng mà còn giúp mỗi người, đặc biệt là học sinh, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái. Dưới đây là 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà học sinh có thể tham khảo.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội - Mẫu số 1:

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng có nhiều nhu cầu cao trong đời sống và sinh hoạt, hơn nữa cũng có rất nhiều những nhà máy xí nghiệp xuất hiện vì vậy việc hưởng ứng giờ trái đất của mỗi năm là cực kỳ quan trọng.

Giờ trái đất được thực hiện đều đặn hàng năm nó chỉ gồm 1 giờ đồng hồ, lúc này mọi thiết bị điện sẽ bị ngắt để giảm tải hiệu suất năng lượng quốc gia, nhằm hưởng ứng việc bảo vệ, tiết kiệm năng lượng của đất nước.

Giờ trái đất được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao việc tiết kiệm, giữ vững tài sản của quốc gia đất nước, lúc này mọi tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp đều bị tắt hết các thiết bị điện nhằm giảm nguồn năng lượng tiêu thụ của cả nước. Mặc dù giờ trái đất chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ đồng hồ nhưng nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo bảo vệ an toàn, tiết kiệm nguồn năng lượng của nhà nước.

Từ xưa đến nay việc chấp hành giờ trái đất ngày càng tăng cao, nó có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ nguồn năng lượng của trái đất vì vậy, mỗi chúng ta cần phải ra sức tuyên truyền, có ý thức chấp hành, bảo vệ nguồn năng lượng của mỗi quốc gia dân tộc, để từ đó thực hiện tốt những chi tiêu, làm giảm đi nguồn tiêu thụ và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Giờ trái đất hơn nữa còn là một trong những chủ trương quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, vì vậy để phát triển không ngừng nguồn tài nguyên sẵn có cho nhà nước, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho mỗi quốc gia đất nước, nhằm bảo vệ, phát triển và tạo nên một thành phố giàu đẹp.

Chúng ta có thể thấy có rất nhiều biểu hiện của con người khi tham gia vào việc hưởng ứng giờ trái đất như tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng, tiết kiệm nguồn nước khi sử dụng, có ý thức tự giác trong việc tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí cho tất cả mọi người trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia, dân tộc.

Giờ trái đất có ý nghĩa to lớn cho mỗi quốc gia, dân tộc vì vậy việc tham gia chấp hành hưởng ứng giờ trái đất có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, quốc gia, giữ gìn và phát triển thêm tài nguyên năng lượng. Mỗi cá nhân đều phải ý thức tự giác tham gia và đóng góp hưởng ứng vào giờ trái đất.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội - Mẫu số 2:

Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Con người Việt Nam được biết đến với tinh thần tương thân tương ái. Chính vì vậy, những hoạt xã hội được tổ chức với ý nghĩa lớn lao.

Đầu năm học, trường học của tôi đã tổ chức một chuyến đi thiện nguyện. Các thầy cô sẽ đến một điểm trường tại tỉnh Hà Giang. Nhà trường đã phát động phong trào ủng hộ tới mỗi học sinh. Chúng tôi có thể ủng hộ sách vở, quần áo, tiền mặt,...

Sáng thứ hai đầu tuần, cô tổng phụ trách đã phổ biến tới toàn thể học sinh trong trường. Thời gian ủng hộ sẽ diễn ra trong một tuần. Cán bộ lớp có nhiệm vụ thống kê lại số tiền cũng như hiện vật của các bạn học sinh trong lớp để nộp cho nhà trường. Cuối tuần, chuyến đi thiện nguyện sẽ diễn ra.

Sau khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các bạn trong lớp hưởng ứng rất nhiệt tình. Tôi đã về nhà trích một khoản trong số tiền tiết kiệm để mua đồ dùng học tập như. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp lại một số quần áo còn mới không dùng đến nữa. Tôi mong rằng những món đồ này sẽ giúp ích cho các bạn nhỏ vùng cao.

Hôm sau, tôi mang đến trường để nộp. Các bạn trong lớp cũng mang đến nào là sách vở, cặp sách hay quần áo còn mới tinh. Một số bạn cũng ủng hộ bằng tiền mặt. Dù ít hay nhiều, tôi tin các bạn đều mong có thể giúp đỡ được thật nhiều bạn học sinh. Kết thúc một tuần, bạn lớp trưởng đem nộp lên trường.

Kết thúc chuyến đi thiện nguyện. Cô tổng phụ trách đã thông báo trước toàn trường về kết quả của chuyến đi. Cô cho chúng tôi xem những tấm ảnh lưu niệm. Cô còn thay mặt các bạn học sinh vùng cao cảm ơn học sinh toàn trường. Cả trường đều vô cùng xúc động khi xem và nghe lời cô nói.

Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được tham gia hoạt động xã hội ý nghĩa như vậy. Và tôi tự hứa sẽ tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa hơn nữa.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội - Mẫu số 3:

Phong trào ”Nuôi heo đất” được trường em phát động vào mỗi năm học với học sinh trên toàn trường theo tinh thần tự nguyện. Đây là hoạt động nhằm kêu gọi quyên góp để giúp đỡ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường được mua sách vở, quần áo mới để đi học với các bạn.

Đồng thời, đây cũng là hoạt động giúp làm tăng tinh thần đoàn kết của tất cả học sinh trên toàn trường. Phong trào nuôi heo đất góp quỹ giúp bạn vượt khó được chính thầy hiệu trưởng tuyên bố bắt đầu vào buổi lễ khai giảng đầu năm học.

Để hưởng ứng phong trào này, mỗi lớp sẽ sử dụng quỹ lớp để mua một con lợn đất để cho vào trong tủ sách của lớp học. Hằng ngày, bạn nào muốn góp tiền thì chỉ cần để vào trong heo đất. Em đã để dành tiền bố mẹ cho để cùng các bạn nuôi heo đất. Đó là các từ 5000, 10000 hay 20000, tuy không quá lớn nhưng đều chứa đựng tình cảm trân quý của chúng em dành cho bạn bè của mình.

Hầu như ngày nào, lớp em cũng có bạn cho heo đất ăn, chúng em cùng nhau đoàn kết để nuôi heo cho thật béo. Lớp chúng em còn cùng nhau thu gom các tờ giấy, báo cũ để bán giấy vụn lấy tiền nuôi heo. Tinh thần đoàn kết ấy chúng em có được chính bởi tinh thần tương thân tương ái lan tỏa trong trái tim của mỗi người. Cứ như vậy, chúng em kiên trì suốt cả năm học.

Vào ngày tổng kết lớp cuối năm, chú heo được đập ra để tổng kết số tiền ở trong đó. Toàn bộ số tiền ấy sẽ được góp chung với số tiền của các lớp khác trong trường, tạo thành Quỹ giúp bạn vượt khó. Quỹ này sẽ được trích ra để nhà trường mua sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học sau đó.

Phong trào nuôi heo đất góp quỹ giúp bạn vượt khó là một hành trình kéo dài trong suốt cả năm học, cần sự cố gắng, đoàn kết bền bỉ của tất cả các bạn trong lớp. Em rất tự hào vì lớp em đã cùng nhau hoàn thành hoạt động ý nghĩa này. Em mong rằng tinh thần nhân ái ấy sẽ được lan rộng và thực hiện thêm nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8? Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?

Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8? Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định điều kiện được lên lớp của học sinh lớp 8 như sau:

Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
...

Như vậy, học sinh lớp 8 nghỉ học quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục) thì sẽ không được lên lớp.

Hội đồng kỷ luật học sinh lớp 8 trong trường trung học cơ sở gồm những ai?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở bao gồm:

- Phó hiệu trưởng.

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có).

- Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có).

- Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm.

- Một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục.

- Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan Lăng Bác lớp 8 hay nhất? Khi nào học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Các môn học tự chọn lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống đạt điểm cao? Độ tuổi của học sinh lớp 8 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận xã hội về vấn đề tuổi trẻ trước những cơ hội mới, thách thức mới trong cuộc sống? Kết quả rèn luyện đạt mức nào thì lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật lão Khúng chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 phải học các môn học bắt buộc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Cảm ơn đất nước của Huỳnh Thanh Hồng? Học sinh trung học cơ sở có học lực yếu được lên lớp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện? Điều kiện cơ sở vật chất trường học thân thiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại hoạt động từ thiện lớp 8? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được tặng giấy khen khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn nghị luận bảo vệ rừng lớp 8 mới nhất 2024? Giáo viên chủ nhiệm lớp 8 được giảm bao nhiêu tiết dạy?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8? Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Tác giả:
Lượt xem: 662
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;