Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Các môn học tự chọn lớp 8?
Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa?
Các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo ngay hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa dưới đây:
Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Mở bài: Giới thiệu chung về chuyến đi: Thời gian, địa điểm, lý do thực hiện chuyến đi (nhân dịp gì, theo lớp, gia đình,...). Gợi ý: "Vào một buổi sáng đầy nắng, lớp em được thầy cô đưa đi tham quan..." "Nhân dịp nghỉ hè, gia đình em quyết định đến thăm..." Thân bài: Khái quát về di tích: Giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa đó: tên gọi, vị trí địa lý, ý nghĩa lịch sử. Gợi ý: "Di tích lịch sử mà chúng em đến thăm là..." "Nơi đây được xem là một trong những..." Diễn biến chuyến đi: Trên đường đi: Cảnh vật xung quanh, tâm trạng của mọi người. Khi đến nơi: Cảm xúc ban đầu khi nhìn thấy di tích. Tham quan: Các địa điểm đã tham quan: cổng vào, nhà trưng bày, khu vực chính,... Những điều thú vị đã được nghe, được thấy: hiện vật, kiến trúc, câu chuyện lịch sử. Cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về lịch sử nơi đây. Hoạt động khác: Nếu có tham gia các hoạt động khác như chụp ảnh, mua sắm,... có thể kể thêm. Kết thúc chuyến đi: Cảm xúc khi rời khỏi di tích. Những ấn tượng sâu sắc nhất. Kết bài: Tổng kết lại chuyến đi: Nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến đi đối với bản thân. Suy nghĩ, cảm xúc: Cảm xúc chung về chuyến đi, những bài học rút ra được. Gợi ý: "Chuyến đi đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc..." "Qua chuyến đi này, em hiểu hơn về..." |
*Lưu ý: Thông tin về hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục học sinh lớp 8 có cần phải khoa học và thực tiễn không?
Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019, chương trình giáo dục được quy định như sau:
Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chương trình giáo dục học sinh lớp 8 sẽ cần phải có tính khoa học và thực tiễn.
Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là môn nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
1. Giai đoạn giáo dục cơ bản
1.1. Cấp tiểu học
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
b) Thời lượng giáo dục
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
1.2. Cấp trung học cơ sở
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
Như vậy, các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
- File word Mẫu thư mời tất niên cuối năm 2025? Các chính sách đối với giáo viên được quy định thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa cha mẹ và con cái hay nhất? Yêu cầu đánh giá học sinh THCS?
- Các trường hợp nào không được tổ chức dạy thêm cho học sinh từ ngày 14/02/2025?
- Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh từ ngày 14/02/2025?
- Quy luật phủ định của phủ định là gì? Quy luật phủ định của phủ định sẽ được học trong môn gì?
- Trung tâm ngoại ngữ tin học tư thục có tư cách pháp nhân không?
- Công thức Lewis là gì? 3 chuyên đề trong chương trình môn Hóa học lớp 10 như thế nào?
- Ai có quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài? Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục được quy định như thế nào?
- Không có bằng sư phạm có được phép tổ chức dạy thêm?
- Phân tích đoạn trích Trao duyên? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT cần đáp ứng điều kiện được lên lớp thế nào?