Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 trong học kì?

Học sinh tham khảo Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Học sinh lớp 8 phải làm bao nhiêu bài đánh giá thường xuyên trong một học kì?

Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa?

Những chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa không chỉ giúp chúng ta mở mang kiến thức mà còn là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về truyền thống, cội nguồn của dân tộc. Mỗi di tích đều mang trong mình những câu chuyện, những giá trị lịch sử và văn hóa đáng quý.

Dưới đây là Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa mà học sinh có thể tham khảo.

Bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Mẫu số 1:

Mảnh đất miền Trung ghi dấu ấn lịch sử của dân tộc. Năm nay, trường tôi đã tổ chức chuyến thăm quan đến thành cổ Quảng Trị - một di tích lịch sử đặc biệt nổi tiếng.

Lúc đầu, khi nghe tên thành cổ Quảng Trị, tôi tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong cung điện, nhưng khi đến nơi, tôi mới thấy hoàn toàn khác.

Ngày hôm đó, học sinh toàn trường phải có mặt từ sáu giờ sáng. Sau khi lớp trưởng điểm danh các thành viên, chúng tôi lên xe để chờ. Đúng bảy giờ, xe xuất phát. Khoảng hơn một tiếng rưỡi, chúng tôi đã đến nơi.

Ngay từ cổng, tôi đã cảm nhận được vẻ cổ kính của nơi đây. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Chị hướng dẫn viên đã đưa chúng tôi đi thăm thành cổ Quảng Trị. Ở mỗi địa điểm, chị lại kể những câu chuyện rất hấp dẫn. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta.

Trong thành cổ có đài tưởng niệm được xây dựng giống như mô hình một nấm mộ chung cho các anh hùng đã hi sinh trong trận chiến này. Chúng tôi phải đi một đoạn đường khá dài từ cồng đến đó. Bước lên từng bậc cầu thang trên đài tưởng niệm tôi cảm nhận được không khí thiêng liêng đến lạ thường. Tất cả học sinh đều cúi mặt thắp những nén nhang thành kính dâng lên anh linh của các anh hùng.

Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng tôi đã di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị... Đi một vòng, chúng tôi đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Chuyến tham quan lần này thật bổ ích. Tôi đã có thêm nhiều kiến thức quý giá. Tôi còn thêm biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước.

Bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Mẫu số 2:

Chiến tranh đã kết thúc, nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình. Tuy nhiên, những hậu quả mà chiến tranh đã để lại là vô cùng to lớn. Để hiểu thêm về sự khốc liệt của chiến tranh, tôi đã cùng với em gái đến thăm nhà tù Hỏa Lò.

Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ nhà, chúng tôi đã bắt xe buýt khoảng một tiếng là đến nơi. Theo như tôi tìm hiểu, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng vô cùng quan trọng của Việt Nam.

Đến nơi, tôi mua vé, rồi cùng em gái vào tham quan. Chúng tôi lần lượt ghé thăm các trại giam. Nhà tù Hỏa Lò được chia làm các khu gồm một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù.

Điểm chung của nhà giam ở nhà tù Hỏa Lò là chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được. Sự tối tăm, tù túng và vô cùng ngột ngạt khiến cho bất kì ai cũng đều cảm thấy khiếp sợ. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Hình ảnh chiếc máy chém được đặt ở khu vực trung tâm với kích thước rất lớn. Khi nhìn thấy nó, tôi cảm thấy rùng mình, sợ hãi trước sự tàn độc của thực dân Pháp. Có lẽ bởi vậy mà nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Chuyến tham quan nhà tù Hỏa Lò đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tôi và em gái đều cảm thấy biết ơn và cảm phục thế hệ đi trước đã hy sinh để dân tộc Việt Nam được sống trong hòa bình, độc lập.

Bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Mẫu số 3:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về lòng biết ơn với các vua Hùng. Vừa qua, tôi đã được đến thăm đền Hùng cùng bố mẹ.

Sáu giờ sáng, bố đã đánh thức tôi dậy. Mọi người cùng ăn sáng, sau đó chờ xe đến đón. Chuyến đi khởi hành vào lúc bảy giờ. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Tôi theo bố mẹ đi thăm quan đền Hùng. Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Từ cổng chính đi lên là Đền Hạ, theo truyền thuyết đây là nơi bà Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con tạo thành sức mạnh dân tộc Việt Nam. Lên nữa là Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và trên đỉnh núi là Đền Thượng với bốn chữ vàng “Nam Việt Triệu Tổ” (Tổ muôn đời nước Việt Nam). Đây là nơi Vua Hùng thờ Thánh Gióng và làm lễ tế trời đất cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no. Cạnh Đền Thượng là ngôi Lăng nhỏ thường gọi là mộ Tổ mang ý nghĩa tượng trưng. Từ Lăng đi xuống về hướng Đông, dưới chân núi là Đền Gióng nơi xưa hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18 soi gương nước trang điểm, vì thế giếng còn có tên là Giếng Ngọc. Giếng ấy nay ở trong lòng đền.

Qua mỗi điểm, tôi và bố mẹ lại dừng chân để thắp hương, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính. Cũng có rất nhiều người cũng giống như chúng tôi vậy. Có thể thấy rằng, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã để lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc, tâm linh. Nơi đây cũng gợi nhắc con người hướng tới truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý giá của dân tộc Việt Nam. Tôi càng cảm thấy tự hào về đất nước của mình nhiều hơn.

Chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng đã giúp tôi có thêm trải nghiệm quý giá. Tôi cũng thêm trân trọng và biết ơn các vua Hùng và ý thức được trách nhiệm giữ gìn truyền thống biết ơn của dân tộc.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 trong học kì?

Top 3 bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 trong học kì? (Hình từ Internet)

Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 trong học kì?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 trong học kì như sau:

Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học, như sau:

- Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.

- Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:

+ Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

+ Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

+ Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

Các mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 8?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về các mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 8 bao gồm:

(1) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

(2) Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

(3) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

(4) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan Lăng Bác lớp 8 hay nhất? Khi nào học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Các môn học tự chọn lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống đạt điểm cao? Độ tuổi của học sinh lớp 8 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận xã hội về vấn đề tuổi trẻ trước những cơ hội mới, thách thức mới trong cuộc sống? Kết quả rèn luyện đạt mức nào thì lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật lão Khúng chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 phải học các môn học bắt buộc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Cảm ơn đất nước của Huỳnh Thanh Hồng? Học sinh trung học cơ sở có học lực yếu được lên lớp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện? Điều kiện cơ sở vật chất trường học thân thiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại hoạt động từ thiện lớp 8? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được tặng giấy khen khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn nghị luận bảo vệ rừng lớp 8 mới nhất 2024? Giáo viên chủ nhiệm lớp 8 được giảm bao nhiêu tiết dạy?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8? Học sinh lớp 8 nghỉ học quá bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Tác giả:
Lượt xem: 230
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;