Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?
Khái niệm di sản văn hoá là gì?
Theo quy định về mặt pháp luật thì căn cứ theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định:
- Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định về khái niệm Di sản văn hoá phi vật thể và Di sản văn hoá vật thể như sau
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
*Theo cách hiểu thông thường thì: Di sản văn hóa là những tài sản vô hình và hữu hình được kế thừa từ các thế hệ trước, mang đậm dấu ấn của một dân tộc, một vùng miền, một cộng đồng. Đó là những giá trị tinh thần, vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. Các loại di sản văn hóa Di sản văn hóa được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng và hình thức thể hiện: Di sản văn hóa phi vật thể: Bao gồm các tập quán xã hội, nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật, kiến thức truyền miệng, ngôn ngữ, và các kỹ năng thủ công truyền thống. Ví dụ: ca trù, hát xẩm, lễ hội truyền thống, y phục dân tộc, ẩm thực,... Di sản văn hóa vật thể: Bao gồm các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hiện vật khảo cổ, các bộ sưu tập,... Ví dụ: cố đô Huế, các chùa chiền, đình làng, các đồ dùng sinh hoạt cổ,... Ý nghĩa của di sản văn hóa Giá trị lịch sử: Di sản văn hóa là những bằng chứng sống động về lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Giá trị văn hóa: Di sản văn hóa phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, tạo nên sự khác biệt và độc đáo. Giá trị giáo dục: Di sản văn hóa là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu, học tập và giáo dục. Giá trị kinh tế: Di sản văn hóa có thể trở thành tài sản du lịch, góp phần phát triển kinh tế. |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì? (Hình từ Internet)
Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chuyên đề 10.2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM
Di sản văn hoá
Khái niệm di sản văn hoá
- Khái niệm di sản văn hoá
- Ý nghĩa của di sản văn hoá
Phân loại di sản văn hoá và xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá
- Phân loại di sản văn hóa
- Xếp hạng di sản văn hoá
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
- Khái niệm bảo tồn di sản văn hoá
- Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Cơ sở khoa học của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá
- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan
- Vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Trách nhiệm của các bên liên quan: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá
Một số di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (gợi ý)
Giới thiệu một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Ca trù
- Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Đờn ca tài tử Nam Bộ
- ...
Giới thiệu một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu
- Trống đồng Đông Sơn
- Thành Cổ Loa
- Hoàng thành Thăng Long
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
- Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thành Nhà Hồ
- Cố đô Huế
- Tháp Chăm
- ...
Giới thiệu một số di sản thiên nhiên tiêu biểu
- Các Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng
- Vịnh Hạ Long
- Vườn quốc gia Cúc Phương
- Vườn quốc gia Cát Tiên
- ...
Như vậy, học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 ở phần chuyên đề.
Đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử lớp 10 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.
Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.
Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.
Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
- Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?
- Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bảng cam kết không tái phạm 2024?
- Giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM được học ở cấp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ lớp 12? Yêu cầu về khả năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 12?
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?