Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không?

Hiểu như thế nào về thể dục thể thao quần chúng có dành cho học sinh trung học cơ sở không?

Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Thể dục, thể thao 2006 quy định về phong trào thể dục thể thao quần chúng như sau:

Phong trào thể dục, thể thao quần chúng
1. Nhà nước phát động phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.
...

Như vậy, theo quy định trên, phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát động nhằm mục đích động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.

Từ đó thấy rằng học sinh trung học cơ sở vẫn có thể tham gia phong trào này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Luật Thể dục, thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 về thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng như sau:

Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quần chúng sau đây:
a) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc cho học sinh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho lực lượng vũ trang theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình.
5. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
6. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân theo quy định của Luật này và có trách nhiệm quy định nội dung, hình thức, chế độ bồi dưỡng, giải thưởng và bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức giải thi đấu.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quần chúng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia.

Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình.

Và cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không?

Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không? (Hình từ Internet)

Học sinh trung học được chuyển qua trường năng khiếu thể thao thì sẽ có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 62 Luật Thể dục, thể thao 2006 thì trường năng khiếu thể thao có 8 nhiệm vụ gồm:

- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 61 Luật Thể dục, thể thao 2006.

- Tổ chức giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Luật Thể dục, thể thao 2006.

- Tham gia thi đấu thể thao.

- Tổ chức giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh.

- Chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho học sinh.

- Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.

- Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, khi học sinh trung học được chuyển qua trường năng khiếu thể thao thì sẽ có quyền và nghĩa vụ sau:

- Được học văn hóa.

- Được tập luyện môn thể thao theo năng khiếu.

- Được ăn, ở nội trú.

- Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Được chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn trong tập luyện, thi đấu thể thao.

- Được tham gia các giải thi đấu thể thao.

- Được tuyển chọn đi tập huấn ở nước ngoài.

- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường.

- Tích cực học tập văn hoá, tu dưỡng đạo đức, tập luyện chuyên môn để phát triển năng khiếu thể thao.

- Trường hợp có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở các trường phổ thông phù hợp với trình độ văn hoá đang theo học.

Độ tuổi chuẩn theo luật định của học sinh trung học?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trường trung học cụ thể như sau:

- Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.

- Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.

+ Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

- Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

Học sinh trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh yếu trung học cơ sở có được lên lớp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 7 bao nhiêu tuổi theo tuổi Âm lịch, Dương lịch 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội quy học sinh là gì? Không tuân thủ nội quy học sinh bị kỷ luật ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết học sinh cấp 2 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn xin nhập học lớp 6 trái tuyến mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp 8 sinh năm bao nhiêu 2024? Học sinh lớp 8 bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh năm 2010 học lớp mấy năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trung học cơ sở có được xin chuyển trường không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 15
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;