Test cúm A bằng cách nào? Triệu chứng mắc cúm A là gì? Tiêu chuẩn nhân viên y tế trường học?

Có những các nào để xét nghiệm test cúm A? Các triệu chứng mắc cúm A là gì? Nhân viên y tế trường học cần đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn như thế nào?

Test cúm A bằng cách nào? Triệu chứng mắc cúm A là gì?

Bệnh Cúm A (Influenza A) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1.

Khi có các triệu chứng mắc cúm A, người bệnh nên nahnh chóng test cúm A. Các triệu chứng mắc cúm A bao gồm: sốt cao kéo dài, ho, cổ họng sưng đau, mệt mỏi kéo dài, đau nhức đầu và cơ thể, chảy nước mũi, nghẹt mũi, buồn nôn, đau bụng…

Vậy Test cúm A bằng cách nào? Hiện nay có một số phương pháp Test cúm A như sau:

1. Xét nghiệm Real time RT-PCR:

- Độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

- Sử dụng: dịch ty hầu, dịch ngoáy họng, dịch phế quản.

- Thời gian có kết quả: nhanh, chính xác cho những trường hợp phức tạp hoặc H miễn dịch yếu.

2. Test nhanh kháng nguyên:

- Kết quả nhanh (10 – 15 phút).

- Chi phí thấp, nhưng độ chính xác không cao.

- Kết quả âm tính cần kết hợp với phương pháp khác để chẩn đoán chính xác.

3. Miễn dịch huỳnh quang:

- Độ đặc hiệu và độ nhạy thấp hơn RT-PCR.

- Thời gian có kết quả: vài giờ.

- Hiệu suất phụ thuộc: chất lượng mẫu và trình độ kỹ thuật viên.

4. Xét nghiệm phân lập virus:

- Độ chính xác cao (trên 95%).

- Hữu ích trong nghiên cứu và giám sát virus.

- Mẫu bệnh phẩm cần thu thập trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.

5. Xét nghiệm huyết thanh học:

- Không khuyến cáo cho phát hiện virus cúm.

- Hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và nghiên cứu.

Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm A, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được Test cúm A và được điều trị y tế.

Test cúm A bằng cách nào? Triệu chứng mắc cúm A là gì? Tiêu chuẩn nhân viên y tế trường học?

Test cúm A bằng cách nào? Triệu chứng mắc cúm A là gì? Tiêu chuẩn nhân viên y tế trường học? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn nhân viên y tế trường học?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì nhân viên y tế trường học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;

- Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.

Trường học báo cáo định kỳ hoạt động y tế vào ngày mấy?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định như sau:

Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học
1. Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
a) Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này về Trạm Y tế xã trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý;
b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Đánh giá công tác y tế trường học
Các trường học tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Như vậy, trường học báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất là vào ngày 30/5.

Y tế trường học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Test cúm A bằng cách nào? Triệu chứng mắc cúm A là gì? Tiêu chuẩn nhân viên y tế trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúm A có lây không? Phòng và Điều trị bệnh cúm A như thế nào? Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên có cần tổ định kỳ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúm A là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cúm A? Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh X là gì? Bệnh X nguy hiểm như thế nào? Phòng y tế trường học cần đảm bảo các điều kiện cần thiết gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sởi là gì? Nhân viên y tế trường học cần đáp ứng điều kiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh là bao lâu? Trách nhiệm của trường học trong công tác y tế đối với học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng y tế tại trường học phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 76

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;