Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?

Tuần 3 cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk có đáp án như thế nào?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?

Tuần 3 cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk diễn ra từ ngày 24/2/2025 đến 28/2/2025.

Dưới đây là đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk tham khảo!

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk

Câu 1: Tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu phấn đấu GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt bao nhiêu triệu đồng?

A. Đạt 68,8 triệu đồng.

B. Đạt 81,7 triệu đồng.

C. Đạt 72,8 triệu đồng.

Đáp án: B

Câu 2: Năm 2025 là năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ mấy?

A. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

B. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

C. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

Đáp án: A

Câu 3: Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt bao nhiêu %?

A. Đạt 9%.

B. Đạt 8%.

C. Đạt 9%.

Đáp án: A

Câu 4: Bí thư Thị ủy Buôn Ma Thuột tháng 3/1975 là ai?

A. Đồng chí Ama H'Rinh (Nguyễn Ngọ)

B. Đồng chí Ama Đam (Nguyễn Tiễn)

C. Đồng chí Ama H'Oanh (Tô Tấn Tài)

Đáp án: B

Câu 5: Năm 2024, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập tỉnh?

A. 110 năm

B. 120 năm

C. 100 năm

Đáp án: A

Câu 6: Y Blốk Êban là vị tướng đầu tiên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được phong quân hàm thiếu tướng vào năm nào?

A. Năm 1982.

B. Năm 2018.

C. Năm 1975.

Đáp án: A

Câu 7: “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai, địa bàn xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm nào?

A. Năm 2023

B. Năm 2024

C. Năm 2022

Đáp án: A

Câu 8: Sau ngày giải phóng, để nhanh chóng ổn định tình hình chính trị của địa phương, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh chỉ đạo tập trung vào những nhiệm vụ gì?

A. Đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO; ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố chính quyền các cấp.

C. Cả hai phương án trên.

Đáp án: C

Câu 9: Bộ quy tắc ứng xử “Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách” được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành năm 2022 đưa ra những quy tắc mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen của người Đắk Lắk tại đâu?

A. Cả hai đáp án trên.

B. Tại nơi công cộng.

C. Tại trường học, thư viện, bảo tàng...

Đáp án: A

Câu 10: Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?

A. Nghị quyết số 58/2022/QH15

B. Nghị quyết số 72/2022/QH15

C. Nghị quyết số 55/2022/QH15

Đáp án: B

Lưu ý: đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk? (Hình từ Internet)

Đặc điểm Chương trình dạy học môn Lịch sử 12?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT tải về thì Chương trình dạy học môn Lịch sử 12 có đặc điểm quy định như sau:

- Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

- Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

- Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

- Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

- Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

- Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Yêu cầu hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực chung môn Lịch sử lớp 12?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT phương pháp giáo dục khi dạy học môn lịch sử lớp 12 để hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như sau:

* Định hướng chung

Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.

Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.

* Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

- Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thông qua các bài học lịch sử, giáo viên truyền cảm hứng để học sinh yêu thích lịch sử, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

- Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung

Trong dạy học môn Lịch sử, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế. Cụ thể:

+ Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…

Cuộc thi trực tuyến
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa Quảng Nam lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ Đáp án Đợt 2 Cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Có bao nhiêu nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Https tuyenquang dcs vn thitructuyen Link vào đăng ký Cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang?
Hỏi đáp Pháp luật
50namchienthangbmt daklak gov vn Link tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk tuần 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Https thitructuyen quangnam gov vn Link tham gia Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 11 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến 2025? Các nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ Đáp án Tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ đáp án cuộc thi Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển 2024 2025 mới nhất? Thực hiện phổ cập giáo dục đối với cấp học nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 169

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;