Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào? Các chiến lược chiến tranh của Mỹ học sinh lần đầu được học ở lớp mấy?
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào?
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 là sự kiện Mỹ tuyên bố quân đội miền Bắc Việt Nam tấn công tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế. Mỹ đã vịn vào Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968).
Đồng thời Sự kiện Vịnh Bắc Bộ cũng cái cớ để đế quốc Mỹ thực hiện Chiến lược Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1965–1968).
Sơ lược về Chiến lược Chiến tranh Cục bộ
Chiến lược Chiến tranh Cục bộ là một chiến lược quân sự do đế quốc Mỹ phát động ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1965–1968, thuộc một phần của chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là bước leo thang quân sự mạnh mẽ sau khi chiến lược "Chiến tranh Đặc biệt" thất bại.
- Âm mưu:
+ Mỹ muốn nhanh chóng giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi phong trào cách mạng và làm suy yếu lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
+ Mục tiêu là bình định miền Nam trong vòng 2 năm, giữ vững chế độ ngụy quyền tay sai và tạo điều kiện thuận lợi để đàm phán với ưu thế thuộc về Mỹ.
- Thủ đoạn:
+ Đưa quân đội Mỹ và đồng minh vào trực tiếp tham chiến: Lần đầu tiên, Mỹ sử dụng lực lượng bộ binh tham chiến tại miền Nam với quy mô lớn và huy động hàng trăm nghìn quân Mỹ, quân các nước đồng minh (Hàn Quốc, Úc, New Zealand…) cùng quân đội Sài Gòn.
+ Sử dụng chiến lược "tìm và diệt": Mỹ tập trung lực lượng lớn với trang thiết bị hiện đại, tổ chức các cuộc hành quân quy mô lớn nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
+ Đẩy mạnh "bình định" nông thôn: Thực hiện các chiến dịch bình định lấn chiếm, phá vỡ cơ sở hạ tầng cách mạng tại các vùng nông thôn.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào? Các chiến lược chiến tranh của Mỹ học sinh lần đầu được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Các chiến lược chiến tranh của Mỹ học sinh lần đầu được học ở lớp mấy?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt môn ngữ văn lớp 9 như sau:
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,...).
- Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 (phong trào Đồng khởi; đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,...).
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Như vậy, các chiến lược chiến tranh của Mỹ học sinh lần đầu được học ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 9.
Định hướng chung môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT định hướng chung môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 như sau:
- Đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc;
- Tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân.
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...).
- Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,... Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng môn học.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... nhằm minh hoạ bài giảng của giáo và hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh.
- Mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ lớp 9? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh lớp 9?
- Mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang lớp 11? Khi nào học sinh trung học phổ thông được nhập học cao hơn độ tuổi quy định?
- Tả về một nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ không?
- Mẫu trình bày một tính cách đáng phê phán ba hoa khoác lác? Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là gì?
- Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
- Top 20 mẫu Caption Noel ý nghĩa? Quy định về ngày nghỉ của giáo viên hợp đồng trong ngày Noel ra sao?
- Suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông hiện nay? Môn Ngữ văn lớp 10 có phải là môn học bắt buộc không?
- Tổng hợp 50 lời chúc Tết Âm lịch 2025 ý nghĩa và độc đáo nhất? Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học?
- Mẫu nghị luận xã hội 600 chữ bàn về thành công là những bậc thang? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?