Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì? Hướng dẫn cách viết chi tiết?
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì? Hướng dẫn cách viết chi tiết?
Sơ yếu lý lịch của học sinh sinh viên là tài liệu của cá nhân mỗi học sinh sinh viên.
Trong Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên sẽ ghi những thông tin liên quan đến nhân thân cũng như cá nhân của người đó.
Đồng thời Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là một trong những giấy tờ cần thiết và rất quan trọng khi làm hồ sơ nhập học theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
>>>Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mới nhất 2024.
>>> Xem thêm Hướng dẫn ghi sơ yếu lý lịch khi làm hồ sơ nhập học 2024 2025?
Chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên?
Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ nhập học của sinh viên khi nhập học Đại học năm học 2024-2025
Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên dành cho tân sinh viên:
TRANG 1: BÌA NGOÀI - LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN
- HỌ VÀ TÊN: Viết in hoa có dấu
- Ngày, tháng, năm sinh: Viết ngày tháng năm sinh của mình
- Hộ khẩu thường trú: Địa chỉ nhà trên hộ khẩu
- Khi cần báo tin cho ai? ở đâu?: Mục này các bạn nên điền họ tên bố hoặc mẹ và ghi kèm theo địa chỉ nhà ở.
- Điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại của bố/mẹ hoặc của bản thân
TRANG 2: PHẦN BẢN THÂN HỌC SINH, SINH VIÊN
- Sinh viên dán ảnh 4x6 (ảnh chụp mới đây không quá 3 tháng) vào góc bên trái, đưa ra chính quyền địa phương đóng dấu giáp lai vào ảnh.
- Họ và tên: Viết in hoa có dấu
- Ngày tháng và năm sinh: Viết ngày tháng năm sinh của mình
- Phái: Ghi rõ giới tính Nam/ Nữ
- Dân tộc: Ghi rõ bản thân là dân tộc nào
- Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không, không được để trống
- Thông tin thường trú: Ghi chính xác địa chỉ nơi thường trú. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố)
- Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của sinh viên. Trong đó, sinh viên phải ghi rõ xếp loại học tập và xếp loại hạnh kiểm của mình. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD&ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp
- Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình
- Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa thì để trống
- Năm tốt nghiệp: Là năm tốt nghiệp THPT
- Ngành học: Ngành mà bạn trúng tuyển vào trường
- Mã số HS, SV: Ghi theo mã số trong Giấy báo nhập học
- Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, THPT
Ví dụ: Với sinh viên sinh năm 2003
Từ năm 2009 – 2014 là học sinh trường….
Từ năm 2014 – 2018 là học sinh trường…
Từ năm 2018 – 2021 là học sinh trường…
TRANG 3: THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH
- Cha/Mẹ/Người giám hộ: Sinh viên ghi rõ họ và tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ thường trú, Số CMND/CCCD, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc
- Vợ hoặc chồng: Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua
- Họ và tên anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ và tên anh trai, chị gái, em trai, em gái (nếu có) đang làm gì và ở đâu, không có thì bỏ qua
TRANG 4: XÁC NHẬN
- Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Sinh viên cần xin chữ ký của phụ huynh (bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ) để xác nhận
- Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải
- Sau khi điền đầy đủ các thông tin, thí sinh cần đến chính quyền địa phương xã, phường đang cư trú để xác nhận thông tin và ghi rõ họ tên, ký, đóng dấu.
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì? Hướng dẫn cách viết chi tiết? (Hình từ Internet)
Sinh viên trúng tuyển đại học làm thủ tục nhập học 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về xác nhập nhập học Đại học năm 2024-2025 như sau:
Thông báo kết quả và xác nhận nhập học
1. Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
2. Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
3. Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:
a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
b) Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
c) Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
4. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.
Như vậy, đối chiếu quy định thì thủ tục nhập học Đại học năm học 2024 - 2025 sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bước 2: Làm theo các thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học được ghi trong giấy báo trúng tuyển.
Bước 3: Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy để nộp hồ sơ nhập học.
Xét tuyển đợt bổ sung của trường đại học bắt đầu từ ngày nào?
Căn cứ theo mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định như sau:
I. Đối với thí sinh
...
9. Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo ĐATS được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung). Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì xét tuyển đợt bổ sung của trường đại học bắt đầu từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024.
*Lưu ý: thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của trường đại học, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung).
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?