Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, danh mục sách giáo khoa tiếng anh 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
TT | Tên sách | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Tiếng Anh 7 Macmillan Motivate! | Hoàng Tăng Đức (Tổng Chủ biên), Cấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Khoa Anh Việt. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
2 | Tiếng Anh 7 Global Success | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Nguyễn Thuỵ Phương Lan, Phan Chí Nghĩa, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn. | Giáo dục Việt Nam |
3 | Tiếng Anh 7 Explore English | Nguyễn Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Lê Nguyễn Như Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Đinh Trần Hạnh Nguyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
4 | Tiếng Anh 7 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Nguyễn Thu Hiền. | Đại học Sư phạm |
5 | Tiếng Anh 7 THiNK | Trương Thị Thanh Hoa (Chủ biên), Cao Hồng Phát, Đoàn Thanh Phương, Bùi Thị Phương Thảo, Lê Thùy Trang. | Đại học Sư phạm |
6 | Tiếng Anh 7 Bloggers-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Lê Tấn Cường, Lâm Như Bảo Trân. | Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh |
7 | Tiếng Anh 7 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thụy Uyên Sa. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
8 | Tiếng Anh 7 Friends Plus | Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Vũ Vạn Xuân, Trần Nguyễn Thụy Thoại Lan. | Giáo dục Việt Nam |
9 | Tiếng Anh 7 Right on! | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Như vậy, danh mục sách giáo khoa tiếng anh 7 gồm có 9 sách.
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn học Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông?
Căn cứ tại Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12.
Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.
Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.
Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở như sau:
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.
- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?