Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Danh mục sách giáo khoa sinh học 12 dùng trong cơ sở giáo dục phổ thông đã được phê duyệt?

Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Căn cư theo Quyết định 88/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 12 các môn học sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo Danh mục này thì danh mục sách giáo khoa sinh học 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm các sách sau:

STT

Tên sách

(tên bộ sách)

Tác giả

Tổ chức, cá nhân

1

Sinh học 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Phạm Văn Lập (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đào Thị Minh Châu, Trần Văn Kiên, Nguyễn Thị Hồng Liên, Đào Anh Phúc, Đỗ Thị Phúc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Chuyên đề học tập Sinh học 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Phạm Văn Lập (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Hồng Liên, Đinh Đoàn Long


2

Sinh học 12 (Chân trời sáng tạo)

Tống Xuân Tám (Chủ biên), Trần Hoàng Đương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thị Hằng Nga, Trần Thanh Sơn

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Chuyên đề học tập Sinh học 12 (Chân trời sáng tạo)

Tống Xuân Tám (Chủ biên), Trần Hoàng Đương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thị Hằng Nga


3

Sinh học 12 (Cánh Diều)

Đinh Quang Báo (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Cao Phi Bằng, Nguyễn Văn Quyền, Đoàn Văn Thược, Nguyễn Thị Hồng Vân

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)


Chuyên đề học tập Sinh học 12 (Cánh Diều)

Đinh Quang Báo (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Cao Phi Bằng, Nguyễn Văn Quyền, Đoàn Văn Thược, Nguyễn Thị Hồng Vân


Như vậy, danh mục sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024 - 2025 có 3 bộ sách, gồm: Bộ Sinh học 12 (Chân trời sáng tạo); Sinh học 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống); Sinh học 12 (Cánh Diều).

Tổng cộng có 6 sách giáo khoa sinh học 12.

Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào? (Hình từ Internet)

Nội dung cốt lõi của môn sinh học 12 gồm những gì?

Căn cứ tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì nội dung cốt lõi của môn sinh học 12 như sau:

Mạch nội dung

Lớp 12

Sinh học tế bào

- Cơ sở nhiễm sắc thể của sự di truyền

- Nhiễm sắc thể: hình thái, cấu trúc siêu hiển vi


Sinh học cơ thể

- Di truyền phân tử

- Di truyền nhiễm sắc thể

- Di truyền gene ngoài nhân

- Mối quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình

- Thành tựu chọn, tạo giống bằng các phương pháp lai hữu tính

- Di truyền quần thể

- Di truyền học người

Tiến hoá

- Các bằng chứng tiến hoá

- Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

- Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

- Tiến hoá lớn và phát sinh chủng lo


Sinh thái học và môi trường

- Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Sinh thái học quần thể

- Sinh thái học quần xã

- Hệ sinh thái

- Sinh quyển

- Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững

- Kiểm soát sinh học

- Sinh thái nhân v

Các chuyên đề học tập môn sinh học 12?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chuyên đề

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Chuyên đề 10.1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu

x



Chuyên đề 10.2: Công nghệ enzyme và ứng dụng

x



Chuyên đề 10.3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

x



Chuyên đề 11.1: Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch


x


Chuyên đề 11.2: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng ngừa, điều trị


x


Chuyên đề 11.3: Vệ sinh an toàn thực phẩm


x


Chuyên đề 12.1: Sinh học phân tử



x

Chuyên đề 12.2: Kiểm soát sinh học



x

Chuyên đề 12.3: Sinh thái nhân văn



x

Như vậy, chuyên đề học tập môn sinh học 12 gồm:

- Chuyên đề 12.1: Sinh học phân tử

- Chuyên đề 12.2: Kiểm soát sinh học

- Chuyên đề 12.3: Sinh thái nhân văn.

Yêu cầu cần đạt đối với chủ đề di truyền học trong môn sinh học 12 là gì?

Căn cứ tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt đối với chủ đề di truyền học trong môn sinh học 12 như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

DI TRUYỀN HỌC


Di truyền phân tử


- Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền


+ Chức năng của DNA

- Dựa vào cấu trúc hoá học của phân tử DNA, trình bày được chức năng của DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp đặc hiệu A-T và G-C.

+ Cấu trúc và chức năng của gene

- Nêu được khái niệm và cấu trúc của gene. Phân biệt được các loại gene dựa vào cấu trúc và chức năng.

+ Tái bản DNA

- Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.

+ RNA và phiên mã

- Phân biệt được các loại RNA. Phân tích được bản chất phiên mã thông tin di truyền là cơ chế tổng hợp RNA dựa trên DNA.

- Nêu được khái niệm phiên mã ngược và ý nghĩa.

+ Mã di truyền và dịch mã


- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của mã di truyền.

- Trình bày được cơ chế tổng hợp protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã.

+ Mối quan hệ DNA - RNA - protein

- Vẽ và giải thích được sơ đồ liên kết ba quá trình thể hiện cơ chế di truyền ở cấp phân tử là quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

- Thực hành tách chiết được DNA.

- Điều hoà biểu hiện gene


+ Cơ chế điều hoà


- Trình bày được thí nghiệm trên operon Lac của E.coli.

- Phân tích được ý nghĩa của điều hoà biểu hiện của gene trong tế bào và trong quá trình phát triển cá thể.

+ Ứng dụng

- Nêu được các ứng dụng của điều hoà biểu hiện gene.

- Hệ gene


+ Khái niệm

- Phát biểu được khái niệm hệ gene.

+ Giải mã hệ gene người và ứng dụng

- Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của việc giải mã hệ gene người.

- Đột biến gene


+ Khái niệm, các dạng

- Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.

+ Nguyên nhân, cơ chế phát sinh

- Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.

+ Vai trò

- Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

- Công nghệ gene


+ Khái niệm, nguyên lí

- Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.

+ Một số thành tựu

- Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu tạo thực vật và động vật biến đổi gene.

- Tranh luận, phản biện được về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gene và đạo đức sinh học.

Di truyền nhiễm sắc thể


- Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền


+ Hình thái và cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể.

+ Gene phân bố trên các nhiễm sắc thể

- Mô tả được cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.

+ Cơ chế di truyền nhiễm sắc thể

- Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

- Phân tích được sự vận động của nhiễm sắc thể (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể.

- Trình bày được nhiễm sắc thể là vật chất di truyền.

- Thí nghiệm của Mendel


+ Lịch sử ra đời thí nghiệm của Mendel

- Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel.

+ Thí nghiệm

- Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel.

- Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel.

+ Ý nghĩa

- Trình bày được cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

+ Mở rộng học thuyết Mendel

- Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

- Thí nghiệm của Morgan


+ Lịch sử ra đời thí nghiệm của Morgan

- Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.

+ Thí nghiệm


++ Liên kết gen

- Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm liên kết gene.

- Phân tích được cơ sở tế bào học và ý nghĩa của liên kết gene.

++ Hoán vị gene


- Trình bày được thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm hoán vị gene.

- Phân tích được cơ sở tế bào học và ý nghĩa của hoán vị gen.

++ Di truyền giới tính và liên kết với giới tính


- Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan, qua đó nêu được khái niệm di truyền liên kết với giới tính.

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính; di truyền giới tính.

- Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính.

- Giải thích được tỉ lệ lí thuyết giới tính trong tự nhiên thường là 1 : 1.

- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.

+ Ý nghĩa

- Trình bày được phương pháp lập bản đồ di truyền (thông qua trao đổi chéo). Nêu được ý nghĩa của việc lập bản đồ di truyền.

- Vận dụng những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết với giới tính để giải thích các vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: điều khiển giới tính trong chăn nuôi, phát hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính,...).

- Nêu được quan điểm của Mendel và Morgan về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

- Đột biến nhiễm sắc thể


+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể


- Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

+ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể


- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến nhiễm sắc thể đối với sinh vật.

+ Vai trò

- Trình bày được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

- Thực hành, quan sát được đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và tạm thời; tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...). Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.

Di truyền gene ngoài nhân


- Thí nghiệm của Correns


- Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

- Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân (trong các bào quan như ti thể, lạp thể).

- Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân

- Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.

Mối quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình


- Sự tương tác kiểu gene và môi trường

- Phân tích được sự tương tác kiểu gene và môi trường.

- Mức phản ứng

- Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được các ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.

- Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

- Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.

Thành tựu chọn, tạo giống bằng các phương pháp lai hữu tính

- Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

- Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

Di truyền quần thể


- Khái niệm di truyền quần thể

- Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.

- Các đặc trưng di truyền của quần thể

- Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).

- Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối chi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.

- Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

- Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

- Cấu trúc di truyền quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

- Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

- Định luật Hardy - Weinberg

- Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.

- Ứng dụng

- Giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.

Di truyền học người


- Di truyền y học

- Nêu được khái niệm và vai trò di truyền học người, di truyền y học.

- Nêu được một số phương pháp nghiên cứu di truyền người (tập trung vào phương pháp phả hệ). Xây dựng được phả hệ để xác định được sự di truyền tính trạng trong gia đình.

- Y học tư vấn


- Nêu được khái niệm y học tư vấn. Trình bày được cơ sở của y học tư vấn.

- Giải thích được vì sao cần đến cơ sở tư vấn hôn nhân gia đình trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh.

- Liệu pháp gene

- Nêu được khái niệm liệu pháp gene. Vận dụng hiểu biết về liệu pháp gene để giải thích việc chữa trị các bệnh di truyền.

- Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa ngữ văn 11 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 10 Cánh Diều năm học 2024 2025 là sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 8 kết nối tri thức năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024 -2025 mới nhất?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;