Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?

Tìm hiểu về quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?

Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào?

*Dưới đây là quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào mà các bạn học sinh có thể tham khảo nhé

Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào?

Trước thế kỷ 17, lãnh thổ Nam Phi chỉ có người gốc Phi sinh sống. Sau đó Hà Lan biến Nam Phi trở thành thuộc địa Kếp vào năm 1662. Đến thé kỷ 19, Nam Phi thành thuộc địa của Anh. Năm 1910, các vùng lãnh thổ thuộc Nam Phi và xứ Kếp hợp nhất thành Liên bang Nam Phi. Năm 1961, nước này tuyên bố rút khỏi Liên hiệp Anh và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi. Có thể thấy, để có tên trên bản đồ và trở thành nước Cộng hòa Nam Phi như hôm nay, Nam Phi đã trải qua những giai đoạn như sau:

Giai đoạn là thuộc địa của Hà Lan:

Ở giai đoạn này thì Nam Phi là một khu vực mới được những nhà hàng hải khai phá đầu tiên và đặt tên cho mũi đảo nơi đây là Cape (Kếp). Và nơi đây dần được người Hà Lan định cư và sinh sống. Ở khu vực này thường xuyên diễn ra những cuộc tranh giành lợi ích và đất đai ở khu vực biên giới. Những người Hà Lan sống ở khu vực này là những người vua chúa bị trục xuất nên nơi đây thường mua nô lệ để phục tùng.

Giai đoạn thành thuộc địa của Anh:

Vào năm 1795 thì Vương Quốc Anh đã nắm quyền kiểm soát vùng Mũi Hảo Vọng nhằm ngăn chúng không rơi vào tay người Pháp. Đến năm 1803 lại được trả cho Hà Lan, nhưng ngay sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan tuyên bố phá sản, người Anh đã sáp nhập thuộc địa Cape vào năm 1806. Nơi đây vẫn diễn ra những cuộc chiến tranh biên giới.

Đến khoảng năm 1867 và năm 1886 thì khu vực Nam Phi đã phát hiện ra kim cương và Vàng nên nơi đây bị ảnh hưởng bởi làn sóng nhập cư vô cùng mạnh mẽ. Người Boer ở nơi đây đã trải qua hai lần chiến tranh với người Anh nhưng vẫn thất bại và Nam phi đã thuộc về Anh.

Giai đoạn Liên minh Nam Phi

Sau nhiều năm đàm phán thì Liên minh Nam phi được thành lập từ các thuộc địa Cape và Natal, cộng hoà thuộc Bang Orange Free, Transvaal. Liên minh Nam Phi được thành lập đã trở thành một vùng lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh.

Giai đoạn trở thành nước cộng hoà

Trải qua thời gian thì đến ngày 31/5/1961, nước này trở thành Cộng hoà Nam phi nhờ cuộc trưng cầu dân ý, trong đó các cử tri da trắng đã bầu cử về vấn đề này.

Như vậy Cộng Hoà Nam Phi được hình thành và trải qua hai thuộc địa chính là Hà Lan và Anh. Sau đó được Anh trả lại tự do. Trong quá trình hình thành nên Cộng hoà Nam phi thì khu vực này thường xuyên xảy ra nạn phân biệt chủng tộc và nô lệ gay gắt khiến cho người dân bản địa cùng cực. Người da đen phải sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt và bị kỳ thị dưới chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai (tồn tại từ những năm 1948 đến 1994).

*Lưu ý: Thông tin về quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào chỉ mang tính chất tham khảo./.

Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?

Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Mục tiêu hướng đến của chương trình giáo dục phổ thông mới là gì?

Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu hướng đến của chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo về nền kinh tế Trung Quốc lớp 7? Yêu cầu cần đạt trong nội dung về địa lí châu Á của học sinh lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Congo ở đâu? Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn hóa phục hưng là gì? Văn hóa phục hưng học sinh sẽ được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu? Phần Lịch sử ở lớp 7 được chia thành mấy tiết?
Tác giả:
Lượt xem: 573
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;