Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?

Phổ cập giáo dục tiểu học là gì? Những ai có trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học?

Phổ cập giáo dục tiểu học là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đối tượng của giáo dục phổ cập tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. ( Theo Điều 7 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì phổ cập giáo dục tiểu học là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

>>> Xem thêm Khi nào khai giảng năm học 2024 2025?

>>> Xem thêm Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025?

>>> Xem thêm Kịch bản khai giảng năm học mới cho trường mầm non 2024?

>>> Xem thêm Ý nghĩa tiếng trống lễ khai giảng năm học mới 2024-2025?

>>> Xem thêm Văn mẫu dành cho hiệu trưởng khai giảng năm học mới 2024-2025?

Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?

Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Các phương pháp đánh giá chương trình giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học ra sao?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT, có quy định về nội dung và phương pháp đánh giá như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ.
2. Phương pháp đánh giá
a) Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;
- Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;
- Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;
- Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
b) Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Như vậy, chiếu theo quy định trên thì hiện nay có 2 phương pháp đánh giá chương trình giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học: [1] Đánh giá bằng nhận xét; [2] Đánh giá bằng điểm số.

Cụ thể khi đánh giá bằng nhận xét thì giáo viên sẽ:

- Quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;

- Đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;

- Trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;

- Nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

Bên cạnh đó thì, việc đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là trách nhiệm của ai?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

- Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Như vậy, đối chiếu quy định trên giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc mà mọi công dân đều phải có trách nhiệm thực hiện.

Phổ cập giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh chưa tốt nghiệp THCS thì có phải phổ cập giáo dục không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ bao nhiêu tuổi thì thuộc đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
18 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở thì có được phổ cập giáo dục hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 40
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;