Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, quy định như sau:
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Bên cạnh đó thì việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em là Trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ.
Như vậy, đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn nào để công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học ở 3 mức độ?
Mức độ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là những cấp độ trong đó có những tiêu chuẩn cụ thể để đạt được chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cho từng địa phương cụ thể như sau:
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 (Theo Điều 9 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
- Đối với xã:
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
+ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (Theo Điều 10 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với xã:
+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (Theo Điều 11 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với xã:
+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;
+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Quy định về chính sách đối với phổ cập giáo dục tiểu học?
Chính sách đối với phổ cập giáo dục tiểu học theo Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.
- Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?