Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?

Học sinh tham khảo hướng dẫn phân biệt các chiến lược chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam bao gồm: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh.

Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?

Các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh được đế quốc Mĩ áp dụng tại Việt Nam có các điểm khác biệt cơ bản như sau:

Về thời gian và hoàn cảnh

- Chiến tranh đặc biệt: Từ 1961 đến 1965, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện Chiến lược chiến tranh đặc biệt

- Chiến tranh cục bộ: Diến ra từ 1965 đến 1968 Sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Diễn ra từ 1969 đến 1973, Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, chuyển sang Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" & mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương với chiến lược "Đông".

Về địa bàn diễn ra.

- Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.

- Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam vừa mở rộng sang toàn khu vực Đông Dương.

Về lực lượng tham chiến

- Chiến tranh đặc biệt: quân Ngụy Sài Gòn.

- Chiến tranh cục bộ: quân viễn chinh Mĩ và đồng minh

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.

Về thủ đoạn cơ bản.

- Chiến tranh đặc biệt:

+ Đề ra kế hoạch Mtalay - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng.

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, lập "ấp chiến lược", sử dụng các chiến thuật mới như "trực thăng vận", "Thiết xa vận"

- Chiến tranh cục bộ:

+ Mở cuộc hành quân "Tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường

+ Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh:

+ Mĩ và quân Đồng Minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là tăng lực lượng quân Sài Gòn, với âm mưu dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương.

+ Mĩ dùng các thủ đoạn như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với kháng chiến của nhân dân ta

Về chiến thắng quan trọng của quân ta

- Chiến tranh đặc biệt: Chiến thắng Ấp Bắc 1963

- Chiến tranh cục bộ: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Chiến dịch phản công Ðường 9 - Nam Lào, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Ý nghĩa chiến thắng của ta

- Chiến tranh đặc biệt: Buộc Mỹ chuyển sangchiến tranh cục bộ

- Chiến tranh cục bộ: Buộc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari

- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Buộc Mỹ kí hiệp định Pari.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?

Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt trong nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lớp 12?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lớp 12 như sau:

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Phân tích vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

- Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử như thế nào?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử bao gồm:

- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 bài 1? Nội dung học đầu tiên trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Lịch sử 12 sơ đồ tư duy? Học sinh lớp 12 năm 2024 sinh năm mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay? Các nội dung được học về ASEAN môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân kiểu mới khác nhau thế nào? Thời lượng cho các mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 3140
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;