Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay của nước ta có những diễn biến chính nào?

Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?

Dưới đây là tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay:

Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức quản lý toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đến năm 1994, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Về quản lý hành chính năm 1982, Việt Nam thành lập hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 2007, Chính phủ thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa. Để khẳng định chủ quyền, Việt Nam đã triển khai các hoạt động như tổ chức triển lãm hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện tự nhiên, xây dựng bia chủ quyền, thiết lập ngọn đèn biển, và đưa dân ra sinh sống trên các đảo.

Trong giải quyết tranh chấp, Việt Nam kiên định các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặt mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tháng 3/1988, Trung Quốc tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của Việt Nam, khiến hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam anh dũng hy sinh. Ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam đã gửi thông báo lên Liên Hợp Quốc, phản đối và kêu gọi đàm phán hòa bình với Trung Quốc.

Năm 2012, Việt Nam thông qua Luật Biển, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để giải quyết các tranh chấp.

Lưu ý: Nội dung Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay chỉ mang tính chất tham khảo.

Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn lịch sử lớp 12 là gì?

Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử lớp 12 nội dung trong và sau chiến tranh lạnh là gì?

Theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử lớp 12 nội dung trong và sau chiến tranh lạnh cụ thể như sau:

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.

- Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

- Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.

- Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Nêu được nhận xét về vai trò của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được nhận xét về đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động của Liên hợp quốc. Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.

- Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

- Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

- Trình bày được khái niệm đa cực.

- Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn lịch sử lớp 12 là gì?

Theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

TÌM HIỂU LỊCH SỬ

- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

- Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 bài 1? Nội dung học đầu tiên trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Lịch sử 12 sơ đồ tư duy? Học sinh lớp 12 năm 2024 sinh năm mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay? Các nội dung được học về ASEAN môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân kiểu mới khác nhau thế nào? Thời lượng cho các mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 386
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;