Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học là gì?
Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học như sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
- Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học là gì? (Hình từ Internet)
Quyền của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT, quyền của giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học bao gồm:
- Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
- Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
- Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Giáo viên giáo dục thể chất tại trường tiểu học phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo, trong đó có quy định như sau: Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
Ta có thể thấy giáo viên giáo dục thể chất hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học cũng được xem là nhà giáo.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2015/NĐ-CP (có nội dung bị thay thế bởi điểm a khoản 2 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP) quy định Giáo viên, giảng viên thể dục thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo dục 2005 (Luật Giáo dục 2005 đã hết hiệu lực) hiện được thay thế bằng Điều 67, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:
* Tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019, bao gồm:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
* Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
+ Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2015/NĐ-CP (có nội dung bị thay thế bởi điểm a khoản 2 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2015/NĐ-CP (có nội dung bị thay thế bởi điểm a khoản 2 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thể dục tại trường tiểu học quy định tại Điều 73 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?