Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông?
- Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông?
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những ai?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông?
- Thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ gì?
Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định các nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Ngoài ra theo căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông là:
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông? (Hình từ Internet)
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những ai?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
...
2. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng
a) Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;
...
Như vậy, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông có tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 lớp thì số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 bao gồm:
- Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn);
- Đại diện giáo viên;
- Đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông là:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
- Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT các thành viên trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
- Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;
- Lập biên bản làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý;
- Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?