Mỗi lớp mẫu giáo tư thục có bao nhiêu giáo viên mầm non?
Mỗi lớp mẫu giáo tư thục có bao nhiêu giáo viên mầm non?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 - 12 tháng tuổi: 12 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a, b khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép có không quá 22 trẻ em.
3. Mỗi nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo có không quá 01 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại khoản 1 của Điều này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
- Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 03 trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
5. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tối thiểu 02 giáo viên.
...
Theo đó, mỗi lớp mẫu giáo tư thục có tối thiểu 02 giáo viên mầm non.
Trường hợp không đủ số trẻ để bố trí theo lớp mẫu giáo quy định thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng lớp mẫu giáo như sau:
- Đối với lớp mẫu giáo: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi.
Mỗi lớp mẫu giáo tư thục có bao nhiêu giáo viên mầm non? (Hình từ Internet)
Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng 1 như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:
1. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26;
2. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25;
3. Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24.
Theo đó, giáo viên mầm non hạng 1 có mã số chức danh nghề nghiệp đó là: V.07.02.24.
Giáo viên mầm non hạng 1 có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ đối với giáo viên hạng 1, cụ thể như sau:
Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
b) Tham gia bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên;
d) Tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
...
Theo đó, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng 2, giáo viên mầm non hạng 1 phải thực hiện các nhiệm vụGiáo viên mầm non hạng 1 có nhiệm vụ như sau:
- Giáo viên mầm non hạng 1 có nhiệm vụ tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
- Tham gia hoạt động bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
- Tiến hành tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên;
- Ngoài ra Giáo viên mầm non hạng 1 còn có nhiệm vụ tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?