Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Học sinh tham khảo mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu?

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thói quen khác nhau, nhưng không phải thói quen nào cũng tích cực. Những thói quen xấu, dù nhỏ nhặt, nếu không được loại bỏ kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Dưới đây là mẫu bài nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu mà học sinh có thể tham khảo.

Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu - Mẫu số 1:

Từ lâu, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học sinh. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.

Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ giao bài tập để học sinh củng cố và ôn tập kiến thức. Ấy vậy, vài bạn vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì lười biếng, không muốn làm. Số khác lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, mạng xã hội nên quên mất việc làm bài. Những bạn này thường dành thời gian cho các hoạt động vô bổ, không cần thiết như lướt Tiktok, Facebook, xem phim,... Một vài cá nhân luôn mang trong mình suy nghĩ ỷ lại vào người khác, đợi mai tới lớp chép bài bạn. Có thể nói, những nguyên nhân trên đây xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau". Như vậy, đến kỳ thi hoặc kì kiểm tra, trong đầu chúng ta chẳng có tri thức. Từ đây, một số bạn sẽ bất chấp nội quy mà làm ra các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.

Bạn thân mến, thực hiện một công việc mang ý nghĩa tốt đẹp thì chẳng bao giờ là vô bổ và tốn thời gian cả. Người xưa đã từng nói "học đi đôi với hành". Chỉ học lí thuyết mà không thực hành, vận dụng thì rất dễ quên. Hoàn thiện bài tập về nhà sẽ giúp chúng ta ôn tập các tri thức, đồng thời mở rộng, nâng cao bài học. Nhờ đó, chúng ta trở nên tự tin, hứng thú hơn trong việc học và kết quả cũng có sự cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, làm bài tập về nhà cũng rèn luyện tinh thần tự giác, chăm chỉ, có trách nhiệm ở mỗi người.

Mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay từ bây giờ, bạn nhé! Không ai cấm hay ngăn cản việc giải trí sau giờ học mệt mỏi nhưng mọi người cần tự cân bằng thời gian học và chơi. Chúng ta có thể lập thời gian biểu sao cho hợp lí, dành thời gian tự học khoảng 1-2 tiếng/ngày. Chúng ta cũng nên đề ra các mục tiêu cụ thể, nhằm kích thích tinh thần nỗ lực của bản thân. Khi gặp các vấn đề khó, chúng ta hãy cố gắng trao đổi với bạn bè, thầy cô thay vì chán nản, từ bỏ. Các bạn nên nhớ rằng không ai sinh ra đã là thiên tài, chỉ có "luyện mãi thành tài" mà thôi.

Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Từ đó, việc tích lũy tri thức của chúng ta sẽ hiệu quả hơn, tiến bộ hơn từng ngày.

Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu - Mẫu số 2:

Trong đời học sinh, chắc hẳn, ai cũng từng một lần ăn quà vặt bên ngoài cổng trường. Nếu chúng ta ăn đúng lúc, đúng chỗ thì việc ăn quà vặt không có gì là sai trái. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp mang đồ ăn vào lớp, hình thành nên thói quen xấu - thói quen ăn quà vặt trong lớp.

Thường thường, vào giờ truy bài, đa số các bạn học sinh sẽ tranh thủ thời gian để ăn sáng. Việc làm này diễn ra thường xuyên, không phải ngày một ngày hai, dần dần tạo thành thói quen khó bỏ. Không chỉ vậy, mỗi giờ ra chơi, vài cá nhân thường rủ nhau xuống căng-tin mua đồ: bim bim, xúc xích, xôi,... Những bạn này không ăn trực tiếp tại đó mà đem về lớp. Đến tiết học, họ mới bắt đầu bỏ ra ăn uống và cười đùa vô tư. Đây đều là các hành động vô cùng xấu xí, phản cảm.

Có thể thấy, nguyên nhân gây ra thói quen này xuất phát từ chính bản thân người học sinh. Các bạn ấy không ý thức được việc làm của mình. Họ đơn thuần nghĩ rằng "đói là phải ăn" nên hồn nhiên ăn trong giờ, mặc kệ việc thầy cô đang giảng bài phía trên. Bên cạnh đó, một số người thì bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Thấy bạn ăn vui quá nên lần sau cũng bắt chước bạn mình.

Trước hết, ăn quà vặt trong lớp sẽ gây ảnh hưởng tới giáo viên và bạn bè xung quanh. Trong khi các thầy cô dành hết nhiệt huyết để giảng dạy, chúng ta lại vô tư ăn uống bên dưới. Hành động ấy là không tôn trọng giáo viên. Tiếp đến, thói quen này còn làm cho lớp học trở nên lộn xộn, mất trật tự. Người học chẳng thể chú tâm lĩnh hội kiến thức.

Nếu tất cả các bạn học sinh từ bỏ được thói quen ăn quà vặt thì tiết học không còn những hành động nhốn nháo, vô ý thức. Chúng ta cũng dễ dàng tập trung tiếp nhận, tích lũy kiến thức từ thầy cô. Ngoài ra, mọi người có thể rèn luyện thói quen ăn đúng nơi, đúng chỗ, "giờ nào làm việc nấy". Như vậy, học sinh sẽ tránh được tình trạng ăn uống mất vệ sinh, gây hại tới sức khỏe bản thân.

Thay đổi một thói quen chưa bao giờ là dễ dàng. Thế nhưng, hãy lấy những lợi ích của từ bỏ thói quen này để tạo thành động lực. Mỗi người cần ý thức sâu sắc về việc ăn đúng lúc, đúng chỗ, biết giữ gìn vệ sinh trường học. Chúng ta nên chủ động dậy sớm, ăn uống đầy đủ ở nhà trước khi tới lớp. Cha mẹ cần nhắc nhở nhiều hơn, không dung túng và chiều chuộng con cái quá mức. Thầy cô nên có các biện pháp quản lí, siết chặt hành vi ăn quà vặt trong lớp. Tất cả những giải pháp này không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng ăn quà vặt mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, giữ gìn sức khỏe.

Mong rằng, các bạn sẽ nhận thức đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Không có thói quen nào là khó bỏ, chỉ sợ lòng người không bền gan quyết chí. Hãy chung tay xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện và tốt đẹp, bạn nhé!

Lưu ý: Nội dung Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học được thực hiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp THPT?

Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như sau:

Tổ chức giảng dạy
...
1. Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học.
2. Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kì. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học.
3. Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
4. Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Như vậy, phương pháp dạy học được thực hiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp THPT là phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học.

- Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu nghị luận về áp lực học tập siêu hay đạt điểm cao? Học sinh lớp 10 có được làm thẻ ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đoạn trích Trao duyên? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT cần đáp ứng điều kiện được lên lớp thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Đại cáo bình ngô ngắn nhất? Các điều kiện để học sinh lớp 10 đạt học sinh giỏi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu cảm nhận về hình tượng người lính biển qua bài Thơ tình người lính biển hay nhất? Các hình thức kỷ luật đối với học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật Xúy Vân lớp 10? Trường THPT chuyên do cơ quan nào quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội về ứng xử trên không gian mạng? Khen thưởng đối với học sinh lớp 10 xuất sắc thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Tự tình 3? Học văn hóa THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong mấy học kì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Gương báu khuyên răn? Khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 theo mẫu nội dung khám ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh?
Tác giả:
Lượt xem: 283
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;