Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh?

Tham khảo mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam Dân ca quan họ Bắc Ninh?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh?

Dân ca quan họ Bắc Ninh, một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, không chỉ là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc mà còn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dưới đây là mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh mà học sinh có thể tham khảo.

1. Mở đầu

a. Lí do chọn đề tài:

"Anh có về Kinh Bắc quê em, mà nghe quan họ mà xem làng nghề

Con sông Cầu in bóng trăng thề người đi người ở người về với ai..."

Những câu ca ngọt ngào, đằm thắm ấy chính là dân ca quan họ Bắc Ninh. Làn điệu dân ca quan họ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tại kì họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể chỉ sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và ca trù. Điều này chứng tỏ dân ca quan họ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hiện nay, dân ca quan họ xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là Bắc Ninh. Hầu hết các làng ở Bắc Ninh đều có những địa điểm sinh hoạt hát quan họ. Tuy nhiên, cái nôi đầu tiên của quan họ bắt nguồn từ Làng Diềm hay còn gọi là làng Viêm Xá, thuộc phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi bà Thủy tổ của quan họ xuất hiện và truyền dạy lời ca cho mọi người. Qua năm tháng, quan họ không những giữ được nguyên vẹn lối hát truyền thống mà còn xuất hiện thêm nhiều lối hát mới phong phú và đa dạng.

Hiện tại, không ít những bài nghiên cứu, đánh giá của những nhà nghiên cứu đầu ngành về dân ca quan họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu quan họ trong không gian văn hóa đương đại tại làng Diềm.

b. Mục đích nghiên cứu đề tài:

Tìm hiểu dân ca quan họ tại làng Diềm, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh để thấy được nét độc đáo, đặc sắc và đặc biệt của quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm.

c. Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích - tổng hợp.

2. Nội dung:

a. Đôi nét về quan họ Bắc Ninh:

Khác với các loại hình diễn xướng khác, dân ca quan họ Bắc Ninh nổi tiếng với bạn bè gần xa bởi âm điệu ngọt ngào, trong trẻo, mượt mà, tha thiết. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian ra đời của làn điệu này. Có người cho rằng quan họ xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ XI, ý kiến khác lại nói vào thế kỉ XVII. Dù là thời gian nào thì quan họ vẫn được coi là phương tiện lưu giữ hồn cốt của văn hóa xứ Kinh Bắc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quan họ cũng có sự thay đổi, bổ sung. Chúng ta có thể chia thành quan họ truyền thống và quan họ mới.

Trước hết, quan họ truyền thống là lối hát quan họ ra đời đầu tiên. Nó chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc tại xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống đòi hỏi người hát phải am hiểu luật lệ, cách hát. Lúc bấy giờ, người ta không gọi là "hát quan họ" mà là "chơi quan họ" bởi cho rằng quan họ là một thú vui tao nhã, thanh tao. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm, chủ yếu là sự đối đáp của các liền anh liền chị vào độ "xuân thu nhị kì".

Khác với quan họ truyền thống, quan họ mới ít nhiều đã có sự cải biên. Hình thức diễn xướng cũng trở nên đa dạng hơn bao gồm hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa,...

Tính đến năm 2016, có tất cả 67 làng quan họ được xếp vào danh sách bảo tồn và phát triển, trong đó có 44 làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh.

b. Mảnh đất và con người làng Diềm:

Làng Diềm thuộc địa phận phường Hòa Long, nơi đây lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa của làng quê xứ Kinh Bắc. Lớn lên trên đất tổ của quan họ, người dân cũng rất ngọt ngào, đằm thắm. Từ trong cách ứng xử, nói năng, đi lại, người dân làng Diềm đều toát lên vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng. Họ hiền lành, chất phác và đặc biệt hiếu khách như những câu quan họ mà ta đã từng nghe:

"Khách đến nhà là hát

Khách uống trà là pha"

hay

"Người ơi, người ở đừng về..."

Dường như người con của miền quê quan họ đều rất tình - một cái tình ngọt ngào như những lời ca. Không chỉ các liền anh, liền chị khi hát mới duyên dáng mà cái duyên ấy hiện hữu ngay cả trong đời sống hàng ngày. Đó là nét duyên được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, quan họ mới trở nên đằm thắm, mượt mà đến như vậy.

c. Dân ca Quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm - phường Hòa Long - Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh:

Đặt dân ca quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm, ta có thể thấy được nét độc đáo, hấp dẫn của làn điệu quan họ nơi đây. Ngày xưa, do hạn chế khi di chuyển nên sự giao lưu giữa Diềm và các làng khác gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, lối hát ở Diềm có điểm khác biệt, "cổ" hơn so với những nơi khác. Các liền anh, liền chị thường sử dụng lối hát chậm rãi, khoan thai, ít các bài lí có tiết tấu nhanh. Chính vì thế, những luyến láy hay tiếng đệm trong lời ca như "Dôông ôi à tô ông tang" "Dôông tang tết, tết tang" "tềnh tếnh"... cũng bị tiết chế. Một số bài "Bóc thư", "Tình thư", "Bóng giăng loan", "Ăn ở trong rừng" không được chia thành trổ ở Diềm.

Khi nhắc đến quan họ làng Diềm, không thể không nhắc đến bốn trụ cột chính hay bốn nghệ nhân kì cựu của quan họ làng Diềm. Đó là các cụ Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, Ngô Thị Lịch. Họ đều là những nghệ nhân lâu đời, thuộc cả trăm ngàn làn quan họ cổ, đã được nhà nước phong danh nghệ nhân ưu tú.

Tại đây, cứ mỗi độ xuân về, ngày hội hay ngày rằm sẽ là ngày họp câu lạc bộ quan họ của làng. Nhiều lúc, chẳng cần nhạc đệm, tự lời đối đáp đã mang nét nhạc du dương. Từng làn điệu như rót vào tâm hồn người nghe nhờ các lời ngân: "Hừ la, hừ la a la..em hỡi hà, ơi hội hừ...".

Đặc biệt, dân làng cũng như chính quyền và các cấp địa phương rất chú trọng giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ. Ở trường Tiểu học Hòa Long, bên cạnh việc trau dồi, rèn luyện kĩ năng, kiến thức, nhà trường đã đưa quan họ vào dạy như một môn học trong các tiết học ngoại khóa. Đây là hoạt động thiết thực giúp bồi dưỡng tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu, thủy chung ở các em học sinh. Từ đó, giúp các em phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp và thêm yêu quê hương, đất nước.

Với mục đích giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ và phát triển du lịch, chính quyền đã cho xây dựng nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Công trình có tổng diện tích là 19.400 mét vuông, với mức kinh phí hơn 178 tỉ đồng. Điều này cho thấy dân ca quan họ nhận được sự quan tâm, sát sao của người dân và các cấp chính quyền. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn. Đồng thời, tạo động lực cho mỗi nghệ sĩ không ngừng nỗ lực sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật.

Mặc dù xã hội phát triển nhưng những giá trị văn hóa, tinh thần của quan họ làng Diềm vẫn được gìn giữ, phát huy. Tiếng hát quan họ thiết tha, nghĩa tình của các liền anh, liền chị vẫn làm say đắm biết bao du khách thập phương trong và ngoài nước. Đây chính là sức hút, nét hấp dẫn của quê hương quan họ.

3. Kết luận:

Mỗi một làng quan họ đều mang những nét riêng nhưng nếu đã nghe quan họ thì không thể bỏ qua làn điệu làng Diềm. Làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm là một nét đẹp văn hóa và có tầm ảnh hưởng to lớn đối với không gian văn hóa làng Diềm. Quan họ không chỉ là niềm tự hào của người dân làng Diềm mà còn là toàn thể người dân Việt Nam. Chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như dân ca quan họ làng Diềm.

Lưu ý: Nội dung Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam Dân ca quan họ Bắc Ninh? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam Dân ca quan họ Bắc Ninh?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh? (Hình từ Internet)

Tính điểm trung bình môn văn hóa THPT đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định điểm trung bình môn văn hóa THPT đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp được tính theo công thức như sau:

Trong đó:

- Điểm trung bình môn học (viết tắt là ĐTBmh) là trung bình cộng được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân của điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kì.

- TĐĐGtx: tổng điểm đánh giá thường xuyên

- TĐĐGđk: tổng điểm đánh giá định kì

Đánh giá định kì đối với học sinh học văn hóa THPT trong giáo dục nghề nghiệp thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về đánh giá định kì học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như sau:

- Đánh giá định kì được thực hiện thông qua bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số.

+ Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học 168 tiết từ 45 phút đến 60 phút; đối với môn học 252 tiết từ 60 phút đến 90 phút.

+ Đề kiểm tra bảo đảm độ tin cậy, có đáp án, tiêu chí chấm, thang điểm chi tiết, đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Trong mỗi kì, mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá định kì.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu nghị luận về áp lực học tập siêu hay đạt điểm cao? Học sinh lớp 10 có được làm thẻ ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đoạn trích Trao duyên? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT cần đáp ứng điều kiện được lên lớp thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Đại cáo bình ngô ngắn nhất? Các điều kiện để học sinh lớp 10 đạt học sinh giỏi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu cảm nhận về hình tượng người lính biển qua bài Thơ tình người lính biển hay nhất? Các hình thức kỷ luật đối với học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật Xúy Vân lớp 10? Trường THPT chuyên do cơ quan nào quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội về ứng xử trên không gian mạng? Khen thưởng đối với học sinh lớp 10 xuất sắc thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Tự tình 3? Học văn hóa THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong mấy học kì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu? Phương pháp dạy học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Gương báu khuyên răn? Khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 theo mẫu nội dung khám ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Dân ca quan họ Bắc Ninh?
Tác giả:
Lượt xem: 508
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;