Mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái lớp 9? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 9?
Mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái lớp 9?
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, thể hiện qua sự yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh. Để có thể làm được tốt chủ đề này, cần lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái thật chi tiết, rõ ràng. Dưới đây là mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái mà các bạn học sinh có thể tham khảo.
Mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 1:
Mở bài
Giới thiệu về lòng nhân ái và nêu được đây là phẩm chất, đạo đức quý báu của người dân Việt nam
Thân bài
Giải thích
- Lòng nhân ái: nhân là người, ái là yêu. Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
Phân tích
- Biểu hiện của người có lòng nhân ái:
+ Luôn sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.
+ Luôn yêu thương mọi người, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại, không ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn với người khác.
+ Sống chan hòa với mọi người xung quanh, luôn mang những điều tích cực đến cho mọi người và lan tỏa được những thông điệp, hành động tốt đẹp ra xã hội.
- Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống:
+ Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn, những thông điệp tốt đẹp sẽ được lan tỏa đến mọi người.
+ Khi chúng ta sống yêu thương, ta sẽ thấy cuộc đời ý nghĩa hơn, mọi người sẽ yêu quý, tôn trọng chúng ta nhiều hơn.
+ Một xã hội được xây dựng trên cơ sở của lòng nhân ái là một xã hội mơ ước, đáng sống, sẽ đẩy xa được sự ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm.
Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.
Phản đề
- Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với thế giới xung quanh, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi,…
Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 2:
Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lòng nhân ái.
Thân bài
- Giải thích:
+ Lòng nhân ái là tình cảm xuất phát từ sự chân thành trong trái tim của mỗi người.
+ "Nhân": con người; "ái": tình yêu, tình thương => Nhân ái là lòng yêu thương con người.
- Biểu hiện:
+ Suy nghĩ, thái độ đồng cảm, sẻ chia.
+ Hành động giúp đỡ cụ thể: ủng hộ bà con đồng bào miền Trung mỗi đợt bão lũ, tham gia những chuyến đi từ thiện ở vùng cao, sự san sẻ trong đợt dịch Covid,...
- Ý nghĩa
+ Gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
+ Tiếp thêm niềm tin, sự tích cực cho những người gặp khó khăn.
+ Bản thân người có lòng nhân ái cũng cảm nhận được niềm vui khi giúp đỡ cộng đồng.
- Liên hệ thực tế:
+ Vẫn còn tồn tại trường hợp sống vô cảm, không biết quan tâm người khác.
+ Có những người lợi dụng lòng tốt của cộng đồng để trục lợi cho bản thân.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Giữ tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ với cộng đồng.
+ Rèn luyện tốt về đạo đức.
+ Lên án, phê phán hiện tượng vô cảm, ích kỉ.
Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề cần bàn luận.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái lớp 9? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 9? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 9?
Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 9 như sau:
- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.
- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Học sinh lớp 9 sẽ được học các kiến thức văn học gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định những những kiến thức văn học mà học sinh lớp 9 được học như sau:
- Nội dung và hình thức văn bản văn học
- Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm
- Cốt truyện, nhân vật; lời thoại trong truyện thơ Nôm
- Không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện trong truyện truyền kì và truyện trinh thám
- Lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện
- Thơ song thất lục bát: khổ thơ, số chữ, số dòng, vần, nhịp,
- Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại trong kịch bản văn học (bi kịch)
- Sơ giản về lịch sử văn học và vai trò của lịch sử văn học trong đọc hiểu văn bản
- Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên mới nhất 2025? Chế độ nghỉ lễ của giáo viên trong năm?
- Hướng dẫn cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/2024 theo Thông tư 14?
- Thi đại học khối C04 gồm những môn nào? Quy định về ngày thì lịch thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?
- 01 tín chỉ đại học học trong bao lâu? 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
- Tổng hợp 10 mẫu bài văn nghị luận xã hội về sức mạnh của sự kỷ luật 200 chữ? Phát triển nguồn nhân lực có phải là mục tiêu của giáo dục?
- Khái quát cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ môn Lịch sử lớp 11? Học sinh lớp 11 được phát triển năng lực gì thông qua môn Lịch sử?
- Mẫu báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại: Những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội?
- Viết đoạn văn tưởng tượng Tin tin và Mi tin bước vào khu vườn kì diệu lớp 4? 5 phẩm chất chủ yếu mà học sinh lớp 4 cần đạt là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội về lý giải giá trị của tình yêu tuổi học trò? Yêu cầu cần đạt về văn bản thông tin môn Ngữ văn lớp 7?
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?