Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2024 2025 và hướng dẫn cách viết đối với Giáo dục thường xuyên?
Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2024 - 2025 và hướng dẫn cách viết đối với Giáo dục thường xuyên?
Sau khi kết thúc học kỳ 1 các cơ sở Giáo dục thường xuyên phải thực hiện báo cáo sơ kết học kỳ 1. Hiện nay chưa có quy định chung nào về thực hiện báo cáo sơ kết học kỳ. Các cơ sở GĐTX có thể tham khảo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hồ Chí Minh dưới đây:
(1) Báo cáo sơ kết Học kỳ 1 của trung tâm gồm 3 file theo mẫu đính kèm (mẫu 1, mẫu 2 và mẫu 3)
Các Trung tâm thực hiện báo cáo trực tuyến gồm:
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong học kỳ 1 và phương hướng học kỳ 2...Tải về
- Báo cáo hình ảnh hoạt động học kỳ 1...Tải về
- Các số liệu của học kỳ I (nhập số liệu vào tập tin Excel đính kèm và gửi trong biểu mẫu báo cáo)...Tải về
(2) Báo cáo các môn học và hoạt động giáo dục (thực hiện báo cáo theo bộ môn và các hoạt động giáo dục)
- Các bộ môn thực hiện báo cáo theo mẫu đề cương đính kèm...Tải về
Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2024 2025 và hướng dẫn cách viết đối với Giáo dục thường xuyên? (Hình ảnh từ Internet)
Có mấy hình thức đánh giá trong Chương trình giáo dục thường xuyên?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định về các 02 hình thức đánh giá chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HV, HV đánh giá lẫn nhau, HV tự đánh giá.
Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HV, việc HV trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...
(2) Đánh giá định kỳ được thực hiện ở cuối học kỳ, cuối cấp học do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kỳ thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết.
Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình.
Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HV, khắc phục tình trạng HV chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
(3) Việc đánh giá bảo đảm nguyên tắc HV được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính HV; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. HV cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.
Các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bao gồm:
(1) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
(2) Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục khi xét thấy bảo đảm các tiêu chuẩn đánh giá Trung tâm theo quy định.
(3) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả Thực hiện nâng cao chất lượng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
(4) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Trung tâm, các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
(5) Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?